icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân, lưng, gáy và những điều các mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân, lưng, gáy… là bệnh lý có thể gặp ở bất cứ bé nào. Bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ không thực sự quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sẽ gây ra những khó chịu cho bé. Các mẹ chú ý tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị cho thích hợp mà không nên lo sợ.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân, lưng, gáy… còn được biết đến với tên gọi chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ trong khi ngủ. Đối với trẻ nhỏ bất cứ vùng cơ thể nào cũng có thể đổ mồ hôi, thậm chí khi nhiệt độ giảm, hay vào thời tiết mùa đông dù bé có mặc quần áo thoáng mát vẫn ra nhiều mồ hôi.

Tuy nhiên đổ mồ hôi trộm không hẳn là một dấu hiệu nguy hại nhiều đến sức khỏe của bé nên các mẹ không nên quá lo lắng. Trong những trường hợp bé đổ mồ hôi trộm nhiều kèm theo biểu hiện lạ thì các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để khám xét.   

Ra mồ hôi ở chân tay, lưng, gáy là hiện tượng phổ biến với trẻ sơ sinh
Ra mồ hôi ở chân tay, lưng, gáy là hiện tượng phổ biến với trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ nhỏ thường hay bị đổ mồ hôi trộm?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở chân tay, lưng hay đầu nhiều hơn so với người lớn là do bé mới sinh, hệ thống tự chỉnh nhiệt độ của cơ thể còn chưa hoàn thiện nên không thể kiểm soát được.

Bên cạnh đó trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở gáy hay các vùng khác còn bị chi phối bởi các yếu tố như cảm xúc, vị giác, hoạt động bị kích thích của trẻ, hay do nhiệt độ của thời tiết cũng khiến cho bé đổ nhiều mồ hôi hơn.

Ngoài ra yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi của trẻ dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm. Các mẹ nên mau chóng tìm hiểu rõ nguyên nhân và định hướng cách điều trị cho trẻ.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở chân, tay, lưng, gáy có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm nhiều có nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm nhiều có nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở chân tay, lưng, gáy hiện tượng sinh lý hết sức bình thường xảy ra khi quá trình trao đổi chất ở trẻ lúc này chưa được ổn định và hoàn thiện như người lớn. Trong các trường hợp bị kích thích hoạt động, cảm xúc hoặc do nhiệt độ môi trường trẻ sẽ tự động đổ mồ hôi để điều hòa.

Khi chăm sóc và quan sát trẻ nếu thấy bé ra mồ hôi nhiều đi kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như giật mình khi đang ngủ, rụng tóc, hay khóc đêm,… thì các mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra bởi có thể trẻ đã mắc một số loại bệnh khác. Thông thường là do trẻ bị thiếu vitamin D, canxi nên dẫn tới các biểu hiện này.

Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm nhiều ở lưng, chân tay, đầu, gáy,…đều là biểu hiện nguy hiểm. Các mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp giúp trẻ mau chóng thoát khỏi tình trạng này.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm mẹ phải làm sao? Mẹo nào chữa trị?

Khi thấy trẻ bị ra mồ hôi, trước tiên mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ, quần áo trong phòng của con sao cho hợp lý nhất. Dùng khăn vải màn khô để lau những vùng bị mồ hôi, nếu không sẽ bị ngấm ngược vào cơ thể dễ cảm lạnh.

Đối với trường hợp mồ hôi trộm do sinh lý bình thường thì các mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản mà không tốn kém:

Mẹo trị chứng ra mồ hôi ở chân, tay, lưng gáy trẻ sơ sinh
Mẹo trị chứng ra mồ hôi ở chân, tay, lưng gáy trẻ sơ sinh

– Lá lốt chữa ra mồ hôi ở trẻ sơ sinh: Dùng cả cây lá lốt để đem nấu lấy nước tắm cho bé. Các mẹ nên xông hơi lần lượt từ tay đến chân cho đến khi nước nguội bớt thì tắm toàn bộ cơ thể cho bé. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong khoảng từ 20 đến 30 phút.

– Chữa ra mồ hôi ở trẻ sơ sinh bằng nước muối: Bên cạnh lá lốt, các mẹ có thể cho trẻ ngâm chân tay, lau đầu, lưng, gáy bằng nước ấm pha muối loãng để khắc phục chứng ra mồ hôi gáy ở trẻ sơ sinh. Cách thực hiện hết sức đơn giản chỉ cần pha muối với nước ấm rồi tắm cho trẻ, có thể ngâm chân tay bé trong khoảng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

Dùng trà xanh để điều trị cho trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân tay, lưng, gáy: Đây cũng là biện pháp hữu ích. Các mẹ có thể mua lá chè xanh tươi ở ngoài chợ về đun lấy nước tắm cho bé hoặc sử dụng các túi trà nhỏ ngâm rồi đặt lên các vùng ra mồ hôi của bé. Trong trà xanh có chứa chất tanin có tác dụng kháng khuẩn, làm se khít bề mặt da cho bé hạn chế trẻ tiết mồ hôi.

Ngoài những cách nêu trên, mẹ nên bổ sung canxi và vitamin đầy đủ cho con. Tắm nắng đúng cách là giải pháp cải thiện thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D cho trẻ sơ sinh – Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ra mồ hôi, quấy khóc nhiều…

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh 
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Một số loại thực phẩm giúp trẻ hạn chế ra mồ hôi trộm

Để chữa trị chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh thì ngoài việc chăm sóc da từ bên ngoài các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Phải luôn đảm bảo cho trẻ trong điều kiện thoáng mát, không khí được lưu thông.

Các mẹ nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của mình các chất có chứa nhiều canxi, vitamin D,…Một số thực phẩm gợi ý bao gồm: xương ninh, cháo trai, hến, cháo cá quả, cháo đậu, chân giò,… để giúp trẻ giải nhiệt, hạn chế tiết mồ hôi.

Mẹ có thể bổ sung các chất từ sữa ngoài để giúp sữa mẹ có thêm dưỡng chất nhằm tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ  

Một số lưu ý các mẹ không nên áp dụng khi trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi chân tay, lưng, gáy

Các loại thực phẩm có chứa nhiều i-ốt như thịt bò, gan, bông cải xanh, hành trắng,… thì các mẹ nên hạn chế sử dụng để hạn chế trẻ sơ sinh ra mồ hôi ở chân tay.

Nghiêm cấm sử dụng các chất khử mùi, các loại phấn rôm hoặc hương liệu thơm để bôi hoặc xịt trực tiếp nên các vùng đổ nhiều mồ hôi của trẻ. Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên tránh sử dụng các chất có hương liệu để bảo vệ làn da cho bé.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm ở chân tay, lưng, gáy là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở trẻ nhỏ bởi lúc này tuyến mồ hôi của bé chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các mẹ không nên quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc tốt bản thân, bổ sung các chất cần thiết để bé được phát triển toàn diện.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội