icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Trẻ sơ sinh thở khò khè: Hệ hô hấp có bị ảnh hưởng?

Trẻ sơ sinh khò khè là một trong những triệu chứng thường gặp hiện nay. Khoảng 40% trẻ sơ sinh đang bú mẹ đều gặp phải tình trạng này, đặc biệt là trong lúc ngủ. Vậy tình trạng thở khò khè có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ sơ sinh không cũng như cách khắc phục như thế nào. Cùng Mabio tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng trẻ sơ sinh khò khè

Khò khè là âm thanh của nhịp thở bất thường khi trẻ thở ra, âm sắc trầm nghe rất rõ. Cha mẹ có thể áp tai gần miệng trẻ để nghe rõ âm thanh khò khè trong từng nhịp thở. Vị trí phát ra tiếng khò khè thường ở cổ họng hoặc mũi. Tiếng thở khò khè gần giống tiếng ngáy của người lớn nhưng nhỏ hơn và không liền mạch. Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu thở khò khè chứng tỏ trẻ đang có vấn đề về đường hô hấp.

Trẻ sơ sinh thở khò khè

Hầu hết trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi đều gặp tình trạng này, trẻ thở ra kéo dài và gắng sức. Bởi trong độ tuổi này, trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, dễ khiến các vi khuẩn xâm phập vào cơ thể. Vi khuẩn sẽ tác động vào hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gây ra các bệnh lý như tiết dịch gây bít đường ống thở, dẫn đến tình trạng thở khò khè ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè

Khò khè là dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, đặc biệt là hen suyễn. Hen suyễn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khò khè khi ngủ. Trẻ có thể bị dị ứng do bố mẹ, ông bà có tiền sử bị hen suyễn hoặc trẻ đã từng nổi mề đay, bị lác sữa. Thường các cơn khò khè sẽ nhiều hơn khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc thay đổi thời tiết.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh khò khè thường do một số nguyên nhân như:

  • Trẻ từ 4-5 tháng tuổi bị dị vật đường thở cũng có thể gây ra tình trạng thở khò khè.
  • Trẻ dưới 1 tuổi: Các vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu hoặc mềm sụn thanh quản gây ra tình trạng thở khò khè.
  • Trẻ từ 1-2 tuổi: Do viêm phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày, ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp khiến trẻ thở khò khè thành từng đợt.
  • Thở khò khè hình thành từ các bệnh xơ sợi, khối u ở phổi bẩm sinh từ khi trẻ sinh ra.
  • Trẻ nằm không đúng cách: Nằm nghiêng, nằm sấp cũng có thể gây ra tình trạng khò khè.
  • Trẻ bị viêm amidan cấp tính, có kèm theo đờm, sưng ở vùng họng, cằm.
  • Virus, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, ho sốt làm trẻ bị khó thở. Nếu tình trạng ho kéo dài, tiết dịch đờm sẽ khiến trẻ dễ thở khò khè.
Trẻ nằm không đúng cách cũng gây ra tình trạng thở khò khè

Những dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh thở khò khè

  • Khó thở, thở dốc, thở gấp (hơn 60 lần/phút).
  • Tăng các cử động để thở như cơ ngực kéo nhiều hơn bình thường, lỗ mũi đỏ, nở ra, phập phồng liên tục hít vào- thở ra.
  • Sốt cao, nôn ói, biếng ăn.
  • Ngủ không ngon và sâu giấc
  • Chứng xanh tím: Môi lưỡi tím tái, thỉnh thoảng co giật. Cũng có trường hợp bàn tay và bàn chân của trẻ tái xanh.
  • Có thể rơi vào tình trạng hôn mê nếu bệnh trở nặng.

Trẻ sơ sinh thở khò khè có ảnh hưởng đến hệ hô hấp không?

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh khò khè là một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì thế khi khắc phục được các bệnh liên quan thì tình trạng thở khò khè ở trẻ sẽ không còn nữa. Các mẹ cần có các phương pháp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này.

Trẻ thở khò khè là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về hệ hô hấp

Cách xử lý trẻ sơ sinh khò khè

Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý

  • Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun của chai nước muối sinh lý vào gần lỗ mũi, đảm bảo xa vạch an toàn.
  • Ấn nhẹ liên tục khoảng 2-3 giây.
  • Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.
  • Sau khi vệ sinh bằng nước muối sinh lý, sử dụng dụng cụ hút mũi để hút hết dịch nhầy ở lỗ mùi của trẻ.

Điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ đúng cách

Chăm sóc trẻ đúng cách

  • Bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của trẻ mỗi tối trước khi đi ngủ. Mẹ cũng có thể cho một ít tinh dầu tràm vào nước tắm của bé giúp giữ ấm, mũi trẻ được lưu thông hơn.
  • Hạn chế để việc trẻ sơ sinh thở khò khè ở cổ họng, gây khó thở cùng các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Đảm bảo nguồn không khí sạch sẽ, không có bụi bẩn bằng cách dọn dẹp nhà cửa, thay ga giường, chăn gối thường xuyên.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với lông thú vật nếu trẻ bị dị ứng.
Vệ sinh mũi trẻ giúp hạn chế tình trạng thở khò khè

Nếu tình trạng trẻ sơ sinh khò khè kéo dài trong một thời gian, tốt nhất, mẹ nên cho trẻ đi thăm khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh nặng hơn, khi trẻ có một số dấu hiệu như:

  • Trẻ đã từng có tiền sử bệnh hen suyễn, khó thở đột ngột, dai dẳng.
  • Thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
  • Thở khò khè kéo dài từ 3-4 tuần không dứt.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Mẹ CẦN cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    2 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *