Em mới sinh được 5 ngày, chưa hết đau ở dưới thì giờ lại đau ở trên. Có mẹ nào bị tắc tia sữa không? Tư vấn giúp em cách điều trị với, ngực căng tức, đau đớn phát sốt, con thì quấy khóc mà không dám cho bú. Thật chỉ muốn bật khóc cùng con, không biết phải làm sao nữa?
Tắc tia sữa – Nỗi niềm chung của rất nhiều bà mẹ
Câu hỏi trên đến từ mẹ Thảo bống được trích từ 1 diễn đàn lớn dành cho hội bỉm sữa, chia sẻ những kinh nghiệm nuôi con, cho con bú và kiến thức sau sinh. Có thể thấy, tắc tia sữa tình trạng rất nhiều bà mẹ gặp phải, vì vậy sau khi đăng hỏi trên hội, rất nhiều chị em cũng đã vào cuộc để bình luận, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và đưa ra rất nhiều giải pháp:
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Thu Nhung: Mình cũng bị tắc sữa đau gần chết đây, nhớ tới già luôn. Đến giờ vẫn chưa dám đẻ đứa thứ 2 mặc dù đứa đầu đã 5 tuổi.
Phương: Em thì không bi tắc nhưng thấy bà chị dâu ở viện về 3 ngày là bị. Khiếp, thấy nằm ngửa rồi mẹ em phải dùng lược chải chải. Mãi chả đỡ xong lấy lá mít hơ nóng rồi đặt lên ngực. Ăn uống đủ các món: cháo móng giò, chân chó, uống nước đinh lăng…. đủ kiểu mãi mới khỏi.
Mẹ Ốc: Có mẹ nào bị tắc tia sữa mà tự khỏi không? Em chả dùng mẹo hay uống thuốc gì. Thấy ngực căng căng, đau đau, nhờ chồng vào “xử” hộ vì thấy lực hút của con yếu lắm, không ăn thua. Lão ấy hút 1 tí là thấy nhẹ nhõm hẳn luôn.
Yến: Sinh đứa thứ 2 vợ chồng mình lục đục, cãi nhau liên tục, không biết có phải căng thẳng, stress quá mà tắc sữa không. Mất bao nhiêu tiền thuê người đến massage, thông tắc. Tự nhủ sẽ không bao giờ đẻ nữa, đây là lần cuối cùng.
Hải: Nhiều người bị tắc tia sữa mà, mặc dù rất đau nhưng bạn vẫn phải cho con bú tiếp hoặc dùng máy vắt ra nhé, để ngực càng căng thì càng đau.
Dung: Massage với day ngực cũng hiệu quả đấy, nhưng cái này nên thuê hoặc nhờ người có chuyên môn làm ấy, chứ tự mình làm không đúng lại càng đau, càng tắc.
Mẹ Bon: Có mẹ nào bị tắc tia sữa mà dùng lá đắp khỏi không? Em thấy có biểu hiện nổi cục, sữa ra ít hơn là lấy lá bắp cải với lá mít hơ nóng lên, đắp vào ngực ngày mấy lần. 2 hôm là đỡ hẳn rồi.
Thủy: Trước mình cũng bị tắc tia sữa gần 1 tuần. Sau phải dùng thuốc kháng sinh với massage mỏi tay, mãi mới khỏi, đau điếng người. Đừng nói đau đẻ đáng sợ nhất nhé, không bằng đau khi bị tắc sữa đâu.
Xuyến: Lâu lâu nghĩ lại cảm giác bị tắc tia sữa vẫn toát mồ hôi. Ở đây chắc chưa ai thử nhiều cách bằng em đâu, ăn bao nhiêu móng giò lợi sữa, kích hút bằng máy, thuê người về day, massage chống tắc sữa, uống cả thuốc giảm đau, chườm ấm bằng các loại lá… vẫn không đỡ. Hồi đấy còn suýt bị áp xe, cứ tưởng phải đi mổ. Mãi sau lão chồng tha lôi được ở đâu về lọ thuốc lợi sữa gì đấy. Uống mấy hôm bắt đầu thấy đỡ hơn, sau chuyển sang dùng đến giờ luôn, hết đau, hết tắc, lại có sữa cho con bú nữa. Nghĩ cũng thần kỳ như kiểu duyên số vậy.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và giải pháp điều trị tắc tia sữa
Từ cuộc hội thoại trên có thể thấy, tắc tia sữa không phải tình trạng hiếm gặp. Bà mẹ nào cũng có thể bị và ở bất cứ giai đoạn nào khi đang cho con bú. Tuy nhiên, tỷ lệ những bà mẹ mới sinh và sinh con lần đầu bị sẽ cao hơn do chưa có kinh nghiệm chăm sóc cũng như cho con bú chưa đúng cách.
Để tránh những cơn đau thấu tận xương tủy, ngực căng cứng, phát sốt, phát khóc nhưng lại không thể cho con bú, mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
1. Nhận biết sớm dấu hiệu tắc sữa
Tắc tia sữa ở mức độ nhẹ có thể chữa bằng những cách đơn giản, nhanh khỏi. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu tắc sữa là vô cùng quan trọng. Chị em để ý những biểu hiện sau:
– Ngực căng tức nhưng bé mút ra ít sữa, bú lâu no. Sau khi bé bú đã nhả đầu vú nhưng ngực vẫn căng, không bị xẹp.
– Ngực càng ngày càng đau, xuất hiện từng cục, sờ vào thấy cứng.
– Dùng tay hoặc máy hút nhưng không ra sữa mặc dù ngực căng.
– Đầu vú sưng, đỏ.
– Cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ đến sốt cao.
2. Hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục
Tắc sữa có nhiều nguyên nhân, hiểu đúng sẽ có cách khắc phục nhanh nhất, hiệu quả nhất:
- Không cho bé bú ngay sau sinh, sữa về nhưng không cho con bú dẫn đến tắc
–>> Giải pháp: Cho bé bú càng sớm càng tốt, kích thích sữa về nhiều, tránh tình trạng tắc sữa non.
- Tắc sữa do bé bú còn thừa hoặc vắt không hết
->> Giải pháp: Sau khi cho bé bú xong mà ngực vẫn còn căng tức, mẹ nên dùng máy hút hết rồi dự trữ cho ngăn mát tủ lạnh.
- Cho bé bú không đúng cách, không đúng tư thế, khiến bé gặp khó khăn khi bú, bú không đủ no, mẹ thì bị tắc sữa.
–> Giải pháp: Cho bé bú đúng tư thế, bú hết bầu ngực bên này rồi mới chuyển sang bên còn lại.
- Không vệ sinh ngực sạch sẽ, đầu ti bị viêm nhiễm dẫn đến tắc
–> Giải pháp: Vệ sinh bầu ngực trước và sau khi cho con bú sạch sẽ bằng khăn mềm. Hoặc tắm dưới vòi nước ấm, massage nhẹ nhàng để làm sạch và làm tan các cục sữa đông.
- Căng thẳng, stress dẫn đến tắc sữa
–-> Giải pháp: Thư giãn, thoải mái tinh thần vì stress kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến ít sữa, mất sữa, tắc sữa. Mẹ nên chia sẻ với chồng, người thân để giải tỏa áp lực trong quá trình chăm sóc con nhỏ.
3. Khi nào thì cần đi khám?
Tắc tia sữa tùy mức độ nặng nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng những phương pháp đơn giản hoặc không. Mẹ tuyệt đối không chủ quan, sau khi thử đủ các cách vẫn không hiệu quả, mẹ cần đi khám trong thời gian sớm nhất có thể để xử lý, tránh những biến chứng nguy hiểm như: viêm tuyến vú, áp xe vú…
Vì vậy, khi có những biểu hiện sau, mẹ cần đi khám:
– Ngực căng tức, sưng to, sờ nổi cục, thậm chí mưng mủ, cảm giác nóng và đau xung quanh vùng ngực.
– Vắt không ra sữa hoặc ra rất ít, không đủ sữa cho con bú.
– Sốt nhẹ đến sốt cao, trên 38 độ.
– Người mẹ mệt mỏi, không đủ sức để chăm con.
Lưu ý: Việc sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá mít, lá bắp cải chỉ áp dụng với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ. Hơn nữa, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, mẹ hoàn toàn có thể tắc sữa trở lại. Để khắc phục triệt để, mẹ tham khảo: 4 cách chữa tắc tia sữa không đau có thể thực hiện tại nhà.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp chị em hiểu được rằng, tình trạng tắc tia sữa không hiếm gặp và hoàn toàn có thể tìm cách chữa trị nếu nhận biết sớm dấu hiệu cũng như hiểu rõ nguyên nhân. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, lo lắng, hoặc tắc sữa chữa mãi không khỏi, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể!