icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Hướng dẫn massage chống tắc tia sữa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Massage chống tắc tia sữa giúp mẹ cải thiện tình trạng đau đớn, căng tức, thậm chí phát sốt, mệt mỏi, không dám cho con bú. Vậy chị em đã biết cách thực hiện chưa? Mabio sẽ hướng dẫn các bài tập mát xa đơn giản, hiệu quả, an toàn nhất tại nhà trong bài viết này nhé!

Tắc tuyến sữa là do ống dẫn sữa không thông làm sữa được sản xuất nhưng không thoát ra được. Từ đó, khiến bầu ngực mẹ căng cứng sưng to, đau nhức, nếu kéo dài sẽ gây sốt cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể phải dùng kháng sinh hoặc thủ thuật để chữa trị. Khi tắc tia sữa xảy ra, sữa có thể tích tụ và tạo thành cục u ở vú.

Mát xa chống tắc tia sữa có hiệu quả không?

– Quá trình tiết sữa trong cơ thể mẹ chịu ảnh hưởng lớn từ các hormone, bao gồm estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Khi massage ngực, hormone oxytocin và prolactin trong cơ thể tiết ra nhiều hơn, nhờ vậy lượng sữa được kích thích tiết ra nhiều hơn. 

– Massage ngực cũng giúp làm tan các cục sữa bị đông lại, giúp tia sữa được lưu thông và tránh được đau nhức, viêm nhiễm và các bệnh liên quan đến tuyến vú.

– Đồng thời, dòng chảy của sữa trong ngực cũng nhờ massage mà được khơi thông để sữa được chảy đều hơn. 

Như vậy có thể thấy phương pháp massage chống tắc tia sữa CÓ hiệu quả.

5 Bài tập mát xa chống tắc tia sữa

Bài tập 1

Sử dụng đầu 3 ngon tay trỏ, ngón cái và ngón giữa vuốt nhẹ theo động mạch tuyến vú nằm ngay giữa phần ngực trên. Sau đó mẹ di chuyển đến phần quầng vú và xoay tròn 3 đầu ngón tay tại vị trí này khoảng 4 vòng rồi đổi chiều. Thực hiện đổi chiều liên tục để giúp quầng vú mềm ra, cho bé dễ dàng bú hơn.

Bài tập 2

Đối với phần đầu vú (núm vú), mẹ sử dụng 3 đầu ngón tay chụm lại và nhẹ nhàng kéo đầu vú ra bên ngoài để tăng cường phản xạ tiết sữa. 

Bài tập 3

Đặt 1 bàn tay phía dưới ngực theo hình chữ C, tay còn lại sử dụng 3 ngón giữa ấn nhẹ nhàng từ trên xuống dưới. Động tác này sẽ giúp các cục sữa phía trên được tan ra, giảm tích tụ cặn sữa.

Bài tập 4

Dùng hai lòng bàn tay, một đặt bên trên, một đặt bên dưới vào xoay hai tay theo chiều ngược nhau.

Bài tập 5

Một tay xoa bóp phần bầu vú và quầng vú, tay còn lại mẹ kéo nhẹ đầu vú ra bên ngoài để cải thiện tình trạng cho mẹ nào bị núm vú thụt hay ngắn.

Khi thực hiện các bài tập này mẹ nên thực hiện từng bên vú một trong khoảng từ 3 -5 phút mỗi bên. Liên tục đổi bên và massage trong khoảng 30 phút thì dừng lại để vú nghỉ một lúc rồi thực hiện tiếp.

Mẹ xem thêm:

Lưu ý khi massage chống tắc tia sữa tại nhà

Massage chống tắc tia sữa là phương pháp khá hiệu quả, tuy nhiên, mẹ cần chú ý:

– Vệ sinh ngực thường xuyên, đặc biệt trước mỗi lần cho con bú. Đảm bảo đầu vú và các kẽ ở đầu vú luôn sạch sẽ. Mẹ nên dùng khăn mềm với nước ấm để lau vú trước và sau mỗi lần bé bú.

– Không dùng bất cứ loại dầu massage nào vì có thể ảnh hưởng tới em bé.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi massage để tránh vi khuẩn, viêm nhiễm. 

– Vị trí thoải mái và dễ dàng massage để hút sữa là ngồi dậy và nghiêng về phía trước (không nên đứng hoặc nằm).

– Nguyên tắc để massage ngực là thực hiện nhào nặn nhẹ nhàng, tay chậm rãi, đều đặn, không đau, tiết ra nhiều sữa mới đúng cách.

– Bên cạnh việc massage, mẹ cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình có một sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái.

Massage chống tắc tia sữa chỉ là giải pháp tức thời, mẹ có thể bị tắc sữa lại nếu không chú ý cho bé đúng cách hoặc không giữ gìn vệ sinh, để vú bị nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để tránh tắc sữa? Mẹ theo dõi TẠI ĐÂY nhé!

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội