icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Những cái chết vì bệnh trầm cảm sau sinh: Xin đừng thờ ơ!

Có lẽ bệnh trầm cảm sau sinh vẫn còn là khái niệm xa lạ với rất nhiều người, họ không hiểu và cũng không mấy quan tâm đến căn bệnh này. Nhưng ở ngoài kia xã hội, số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đang ngày càng tăng lên, kéo theo đó là những cái chết đau lòng của rất nhiều người.

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một bệnh liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của con người. Trầm cảm sau sinh phổ biến hơn ở nữ giới.

Khi bị trầm cảm, người mẹ luôn ở trong trạng thái chán nản, mệt mỏi, lo lắng, dễ khóc và thường xuyên lo sợ rằng mình không thể chăm sóc được cho con mình, trách móc bản thân là người mẹ xấu.

Nếu may mắn, mẹ có thể thoát khỏi trầm cảm sau một khoảng thời gian ngắn. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, bệnh thường kéo dài, đòi hỏi phải có các biện pháp điều trị và dự phòng bệnh tái phát.

bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh đáng sợ mang tên trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh và những cái chết đau lòng

Bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình. Khi không được quan tâm kịp thời, căn bệnh tưởng chừng như rất bình thường này lại có thể cướp đi tính mạng của những người vô tội.

Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ

– Ảnh hưởng về thể chất: Chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, không có sữa cho con bú.

– Ảnh hưởng về tinh thần: Thường xuyên hoang tưởng, mệt mỏi, buồn bã, tuyệt vọng rồi dẫn đến nhiều hành vi nguy hiểm.

 

Ảnh hưởng đến gia đình

– Không khí gia đình lúc nào cũng buồn bã, căng thẳng.

– Nguy cơ gây trầm cảm cho người chồng: Một điều kỳ lạ là nam giới cũng có thể bị trầm cảm sau sinh, tuy nhiên tỉ lệ thấp hơn nữ giới. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pediatrics của Mỹ, nếu người vợ bị trầm cảm sau sinh thì người chồng có nguy cơ mắc bệnh là 40%. Nam giới khi bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện khác so với phụ nữ, họ thường dễ cáu giận, vùi đầu vào công việc, bia rượu và thuốc lá để giải tỏa cho bản thân.

Đặc biệt, trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến cái chết của rất nhiều người

41,2% người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường xuyên có ý nghĩ và hành vi tự tử. Không dừng lại ở đó, họ còn thường xuyên có ý định trả thù, đối phó với chồng con mình, họ làm tất cả những việc này trong vô thức và hoang tưởng.

bệnh trầm cảm sau sinh
Người trầm cảm sau sinh thường xuyên có ý định tự tử

Mới đây nhất là vụ án em bé 33 ngày tuổi tử vong trong chậu nước ở huyện Thạch Thất, Hà Nội. Không ai có thể ngờ rằng trong cơn u mê của trầm cảm, người mẹ đã ra tay sát hại con mình.

Hay vụ án mẹ cùng con trai 7 tháng tuổi chết trong nhà vệ sinh trong tư thế treo cổ ở Hàm Thuận Nam, Bình Thuận – mà nguyên nhân cũng chỉ vì trầm cảm.

Người ta chỉ biết trách móc người mẹ quá độc ác khi đã giết chết đứa con vô tội mà không hề biết rằng người mẹ đó đã cô đơn, đau khổ và túng quẫn đến nhường nào.

Sự thờ ơ, vô cảm của những người xung quanh mới chính là thứ đáng sợ và độc ác nhất!

Ai dễ bị trầm cảm sau sinh?

– Người có tiền sử bị trầm cảm sau sinh sẽ có nguy cơ tái phát là 50% nếu không có các biện pháp dự phòng.

– Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm ngoài thai kỳ sẽ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh là 25%.

– Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm nhưng ngưng dùng thuốc chống trầm cảm trong thời gian mang thai; sau khi sinh con tỉ lệ bị trầm cảm là 68%.

– Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm nhưng vẫn tiếp tục dùng thuốc chống trầm cảm  trong thời gian mang thai; sau sinh tỉ lệ bị trầm cảm là 25%.

– Người làm mẹ khi chưa đủ 18 tuổi rất dễ bị trầm cảm do không thích ứng kịp với sự thay đổi của cuộc sống, tâm lý và sức khỏe sau khi làm mẹ.

– Người trước khi mang thai phải trải qua những sự kiện căng thẳng như hiếm muộn, sẩy thai, bệnh tật, thất nghiệp, mâu thuẫn hoặc thiếu sự quan tâm từ gia đình.

– Người có gia đình, họ hàng bị trầm cảm sau sinh có thể mắc bệnh do trầm cảm có tính di truyền.

– Người sinh con so dễ bị trầm cảm sau sinh hơn so với sinh con thứ do lúc này người mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con.

Nhận biết sớm bệnh trầm cảm sau sinh

Bản thân người mẹ ít khi biết mình bị trầm cảm, do đó để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cần có sự giúp đỡ từ phía gia đình, đặc biệt là người chồng.

bệnh trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể nhận biết được

– Thay đổi thói quen ăn uống, chán ăn, thay đổi khẩu vị hoặc ăn nhiều.

– Không thích giao du với người khác, từ chối trả lời điện thoại và tham gia các hoạt động.

– Tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, phản ứng chậm, cảm thấy vô dụng, tội lỗi.

– Mất ngủ triền miên hoặc ngủ rất nhiều.

– Không hứng thú với tình dục.

– Thường xuyên có những ý nghĩ tiêu cực, muốn tự tử.

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh như thế nào?

– Điều trị bằng tư vấn: Trong nhiều trường hợp, người mẹ có thể lầm tưởng rằng mình mắc bệnh trầm cảm. Dù là như vậy, nhất thiết phải đưa họ đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Khi bệnh còn nhẹ, sự tư vấn từ chuyên gia hoàn toàn có thể cứu bệnh nhân thoát khỏi cơn trầm cảm.

– Sự hỗ trợ từ người thân, gia đình: Luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất và cần thiết trong mọi giai đoạn của bệnh.

bệnh trầm cảm sau sinh
Sự hỗ trợ từ gia đình sẽ giúp người mẹ thoát khỏi trầm cảm

Người mẹ trong giai đoạn trầm cảm không thích bị quấy rầy, nhưng rất sợ cô đơn, vì nếu ở một mình họ sẽ hành động dại dột. Hãy chắc chắn rằng người mẹ luôn có một người mà họ tin tưởng ở bên cạnh, nhưng là để động viên chứ không phải giám sát.

Hỗ trợ người bị bệnh trầm cảm sau sinh không chỉ cần sự chân thành, mà còn cần phải cực kỳ khéo léo. Do đó, người thân có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

– Điều trị bằng thuốc: Sử dụng khi bệnh đã nặng hơn, đa phần là thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm. Nếu thấy thuốc không hiệu quả, hãy báo cáo ngay với bác sĩ để được đổi phương án điều trị kịp thời.

– Chế độ dinh dưỡng: Quan trọng nhất là các vitamin vì nó làm tăng dẫn truyền thần kinh. Người trong thời gian trầm cảm rất cần được duy trì chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất.

Dự phòng bệnh xảy ra hoặc tái phát

– Không ép người mẹ làm những điều mà họ không muốn.

– Người thân phải luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và chia sẻ với họ về việc chăm sóc con cũng như các vấn đề trong cuộc sống.

– Nếu cảm thấy người mẹ có nguy cơ trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể cho họ dùng thuốc chống trầm cảm trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bệnh trầm cảm sau sinh không phải do một mình người mẹ, mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài. Điều trị trầm cảm cần nhiều thời gian, trong đó sự giúp đỡ từ gia đình, người thân và bạn bè là vô cùng quan trọng. Chỉ cần chúng ta không bỏ mặc họ, những hậu quả đáng tiếc sẽ không thể có cơ hội xảy ra!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *