icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Ở cữ sau sinh: Cần thiết hay cổ hủ? Ở cữ thế nào cho khoa học?

Sau khi sinh em bé, mẹ sẽ được xuất viện về nhà và bắt đầu thời gian ở cữ sau sinh. Theo kinh nghiệm dân gian, thời gian này rất quan trọng vì nó giúp mẹ tránh được bệnh hậu sản sau này. Nhưng một số quan điểm hiện đại lại cho rằng ở cữ sau sinh là cổ hủ, không cần thiết. Vậy quan điểm nào đúng, quan điểm nào sai?

Ở cữ sau sinh có cần thiết hay không?

Câu trả lời là CÓ. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”, nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh.

Không ở cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này, khi mà người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.

Những quan niệm ở cữ sau sinh cổ hủ cần loại bỏ

Trước đây, phụ nữ phải dành ra đến 3 tháng để ở cữ sau sinh với những kiêng cữ rất khắt khe. Trên thực tế thì việc làm này không cần thiết vì rất tốn thời gian, đôi khi làm quá còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.

Kiêng tắm gội

Theo quan niệm xưa, phụ nữa trong thời gian ở cữ sau sinh phải kiêng tắm rửa 1 tháng để tránh bị cảm lạnh, phong hàn.

ở cữ sau sinh
Kiêng tắm gội 1 tháng khi ở cữ sau sinh là không cần thiết

Trên thực tế, sau khi sinh cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nếu không được tắm rửa sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, nhất là tại các vết khâu ở tầng sinh môn (với mẹ sinh thường) và vết khâu ở bụng (với mẹ sinh mổ).

Riêng bầu vú, sau mỗi lần cho bé bú sẽ đều dính sữa, khi không được lau sạch sẽ thì sữa này sẽ bị ôi, khi em bé bú vào sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Sữa thừa đông đặc lại ở đầu vú cũng sẽ làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

Kiêng mặc quần áo cộc

Việc này nhằm mục đích giữ ấm cho người mẹ, tránh nhiễm lạnh và trúng phải gió độc. Thậm chí người mẹ phải đi tất, đội mũ, không được bật quạt và cũng không được ngồi trước máy lạnh.

Chúng ta tự hỏi sự kiêng cữ này có phù hợp với thời tiết mùa hè có thể lên tới hơn 40 độ C ở nước ta hay không? Khi mà người bình thường ngồi cả ngày trước quạt vẫn trong tình trạng “mồ hôi vã ra như tắm” thì liệu các bà mẹ ở cữ sau sinh có chịu nổi không?

 

Kiêng đọc sách báo, xem tivi

Vì sẽ làm cho thần kinh bị căng thẳng, hơn nữa sau này về già còn bị suy giảm thị lực, dễ bị mờ mắt. Nhưng thực tế những việc này sẽ giúp người mẹ thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn. Chỉ khi xem tivi hay đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng mới làm ảnh hưởng đến thị lực của người mẹ.

Kiêng ra ngoài

Trong suốt thời gian ở cữ, người mẹ không được ra ngoài ít nhất là 1 tháng để bảo vệ sức khỏe. Không những thế, phòng của mẹ và con còn phải đóng kín để tránh gió lùa. Việc này sẽ tạo ra môi trường ẩm thấp cho nhiều vi khuẩn và nấm phát triển. Đóng kín cửa cả ngày cũng rất dễ gây ra tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cần được phơi nắng buổi sáng để bổ sung vitamin D, nếu “cấm cung” trẻ cả tháng trời thì khả năng thiếu vitamin D sẽ rất cao.

Kiêng vận động

Phụ nữ sau sinh không được đi lại, vận động nhiều vì lúc này cơ thể rất yếu. Thời gian kiêng vận động khi ở cữ sau sinh có thể kéo dài đến 1 tháng.

ở cữ sau sinh
Kiêng vận động làm người mẹ thêm tù túng, mệt mỏi

Sự thật là không vận động sẽ khiến người mẹ cảm thấy tù túng, mệt mỏi và các vết thương lâu lành hơn. Hơn nữa, sau sinh người mẹ thường bị táo bón, càng lười vận động thì táo bón sẽ càng nặng.

Kiêng đánh răng, chải đầu

Vì người xưa cho rằng đánh răng ngay khi mới sinh con sẽ làm tổn hại men răng, sau này hay ê buốt. Còn chải đầu sẽ làm tóc rụng nhiều, dẫn đến hói đầu sau này.

Thực ra, đánh răng hay chải đầu là hoạt động vệ sinh cá nhân, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Chỉ khi đánh răng bằng nước quá lạnh trong mùa đông thì mới làm răng người mẹ bị ê buốt.

Kiêng chuyện vợ chồng

Quan điểm cho rằng người mẹ phải kiêng chuyện chăn gối đến 6 tháng để vết thương lành lại là không cần thiết. Ngược lại, chuyện này sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng sau sinh, cũng như nâng cao tình cảm vợ chồng.

Kiêng ăn uống

Sau sinh không được ăn đồ ăn có nhiều nước, không ăn chua cay, không ăn tôm cua cá ốc vì dễ gây tiêu chảy. Những món mà người mẹ có thể ăn là xôi, móng giò hầm đu đủ, trứng gà, cháo thịt nạc, và quanh đi quẩn lại chỉ có vậy thôi. Thực đơn này sẽ khiến mẹ cảm thấy ngán ngẩm, sợ hãi các bữa ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Sưởi ấm bằng than

Không được ngồi quạt, máy lạnh đã đành, người mẹ còn phải sưởi ấm bằng than củi để làm nóng cơ thể, tránh cảm lạnh và giúp em bé cứng cáp hơn. Nhưng liệu có ai biết rằng khí CO từ than củi có thể làm cả hai mẹ con hôn mê, thậm chí tử vong nếu đốt quá nhiều than trong phòng kín hay không?

ở cữ sau sinh
Khí CO dễ làm người mẹ và em bé tử vong nếu sưởi than trong phòng kín

Vì vậy, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, mẹ tuyệt đối không được dùng phương pháp sưởi ấm bằng than.

Uống nước tiểu em bé để gọi sữa

Nước tiểu là chất thải, không phải là thần dược mà có thể gọi sữa về sau sinh. Người mẹ uống vào chưa thấy sữa đâu có khi đã mất ngủ cả đêm vì ám ảnh “hương vị” của nước tiểu và cafein trong đó rồi. Đây là quan niệm ở cữ sau sinh sai lầm cần loại bỏ ngay lập tức.

Ở cữ sau sinh thế nào cho khoa học?

Chúng ta không phủ nhận sự cần thiết của ở cữ sau sinh, nhưng không cần kiêng cữ quá đáng. Thay vào đó, mẹ chỉ cần ghi nhớ một số điều sau:

Kiêng tắm gội

Sau khi sinh em bé 3 – 4 ngày là mẹ có thể tắm được. Tốt nhất là mẹ nên tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen và thời gian tắm không quá 20 phút. Trong khi tắm, nên chú ý làm sạch vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện dùng dung dịch vệ sinh. Sau khi tắm, cần nhanh chóng làm khô cơ thể, sấy tóc và mặc quần áo thoải mái.

Với những ngày đầu sau sinh, mẹ chưa nên tắm nhưng có thể dùng khăn thấm nước ấm lau người cho sạch sẽ. Riêng đầu vú mỗi khi cho con bú xong nên dùng khăn xô ướt lau cho sạch, rồi lau lại bằng khăn xô khô để đảm bảo vệ sinh.

Kiêng ăn mặc

Nếu vào mùa đông thì nên mặc quần áo ấm, đi tất, quàng khăn đầy đủ. Vào mùa hè thì người mẹ hoàn toàn có thể mặc quần áo cộc, được bật quạt nhưng không để hướng thẳng vào mặt và không để số quá to. Khi thời tiết quá nóng, mẹ cũng có thể dùng cùng lúc quạt gió và điều hòa để làm mát.

ở cữ sau sinh
Mẹ ở cữ sau sinh chỉ cần mặc quần áo thoải mái, không cần quá kín cổng cao tường

Kiêng đọc báo, xem tivi

Mẹ có thể làm điều này bất cứ khi nào rảnh rỗi, chỉ cần đảm bảo rằng mẹ có đủ ánh sáng cho mắt là được. Khi nào thấy mỏi mắt, mẹ nên nhắm mắt lại để thư giãn.

Kiêng ra ngoài

Phòng của mẹ cần có cửa sổ để ánh nắng và gió có thể vào, nhưng giường ngủ thì nên nằm xa cửa sổ để tránh gió lùa làm em bé cảm lạnh. Người mẹ cũng nên bế em bé ra ngoài mỗi ngày để tắm nắng buổi sáng và thư giãn cơ thể.

Kiêng vận động

Trong thời gian ở cữ sau sinh, người mẹ không nên chạy nhảy, vận động mạnh, nhưng các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền hoặc làm những việc bình thường như thay tã cho con, cho con bú… cũng đều rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí người mẹ có thể tập các bài kegel để thu hẹp vùng kín sau sinh.

Kiêng đánh răng, chải đầu

Nên đánh răng bằng nước ấm để tránh tổn hại men răng. Những ngày đầu nếu chưa đánh răng thì có thể súc miệng bằng nước muối loãng, chứ không được bỏ việc vệ sinh răng miệng. Còn việc chải đầu vẫn thực hiện hàng ngày bình thường, chỉ cần không chải quá mạnh là được.

Kiêng chuyện vợ chồng

Người mẹ chỉ cần kiêng chuyện vợ chồng trong thời gian còn sản dịch. Sau khi sản dịch đã hết, mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu quan hệ trở lại khi có nhu cầu, nhưng lưu ý là nên nhẹ nhàng một chút.

 

Kiêng ăn uống

Nên kiêng các loại thực phẩm có tình hàn gây lạnh bụng như mướp đắng, ốc, bắp cải… Các chất kích thích, đồ có cồn, cafein như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà, nước ngọt cũng nên kiêng. Còn lại các thực phẩm khác vẫn ăn bình thường, miễn là mẹ cảm thấy ngon miệng.

Ở cữ sau sinh không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm. Trong thời gian này, người mẹ cần có sự giúp đỡ của gia đình, người thân, đặc biệt là người chồng. Vì vậy, chúng ta hãy giúp mẹ có được quãng thời gian ở cữ hạnh phúc sau khi đã vượt cạn thành công nhé!

Nguồn: Mabio.vn

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Bé cần bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh.

Để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa sau sinh mẹ cần đảm bảo sự hoạt động ổn định của hoocmon Prolactin – Đây cũng chính là hoocmon quyết định số lượng và chất lượng sữa mẹ. Vậy làm sao để mẹ tăng được lượng hoocmon Prolactin trong cơ thể? VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO là giải pháp hoàn hảo cho mẹ.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *