Mabio biết rằng có rất rất nhiều mẹ không biết làm thế nào để sữa mẹ đặc hơn, thơm hơn và giàu dinh dưỡng hơn cho con. Để trả lời câu hỏi này, Mabio xin phép được trích một đoạn trong cuộc thảo luận về làm thế nào để sữa mẹ đặc, thơm hơn của các mẹ bỉm sữa. Và đừng quên xem phương pháp giúp sữa sánh đặc, thơm mát được bật mí ở cuối bài viết nhé!
Tự nhiên sữa mẹ bị loãng?
Rina: Help help các mẹ ơi, sữa em bị loãng ấy, mỗi lần cho con bú cái sữa đầu nó loãng như nước ốc luộc, em toàn phải vắt bớt đi mà vắt mãi nó vẫn loãng như thế. Con bú gần hết một bên rồi nó mới đặc hơn được một tí. Sữa loãng như thế là bị ít chất phải không các mẹ, em phải làm thế nào cho sữa đặc hơn ạ?
Mẹ Thảo Nhi: Mẹ nó muốn sữa đặc hơn thì cứ ăn uống đủ chất là được thôi, mấy món như đinh lăng chè vằng rồi lá bồ công anh, cứ tương mạnh vào thì loãng mấy cũng phải đặc.
Gà rừng: Ấy chết, sao mẹ Rina lại vắt sữa bỏ đi thế, người khác còn bị tắc sữa, mất sữa không có sữa để cho con bú mà. Sữa mẹ đặc hay loảng cũng đều tốt hết, không có gì sánh bằng đâu, cứ cho con bú không phí lắm mẹ nó ạ.
Hanhphucladay: Mình có đọc tài liệu ở đâu ấy, họ bảo sữa mẹ lúc đầu thường trong và loãng, về sau mới đặc, không nên vắt đi rất là phí. Nếu mà sữa loãng quá thì mẹ nó uống thêm sữa ông thọ với ăn nhiều cơm là ok thôi.
Rina: Ôi vậy à các mẹ, em lần đầu làm mẹ nhiều cái bỡ ngỡ và hoang mang lắm ạ. Thế là cái sữa đầu em không vắt đi mà cứ cho con bú bình thường phải không nhỉ? Con em một ngày đi tè nhiều lắm, đến hơn 20 cái quần ý.
Tâm: Em nghĩ sữa đặc hay loãng là do chế độ ăn uống của người mẹ với cơ địa nữa, không hẳn cứ ăn nhiều là sữa sẽ đặc đâu, và sữa đầu lúc nào cũng loãng hơn sữa sau, thế nên người ta mới khuyên mẹ cho con bú 15 – 20 phút để con bú được sữa đặc. Bé nhà mẹ Rina đi tè nhiều chứng tỏ con bú được nhiều rồi, không phải lo lắng gì đâu mẹ nó ơi.
Mẹ Bí: Mẹ nào sữa đầu cũng trong và loảng cả mẹ nó à, cho con bú sữa đó để con khỏi khát ấy, còn về sau thì sữa mới đặc dần được. Trẻ con đi tè 20 – 25 lần là chuyện bình thường, con đi tè ít quá mới sợ thôi. Mẹ cứ quan sát màu nước tiểu của con, nếu màu trong là yên tâm đi nhé.
Nguyên Hồng: Chị chịu khó tẩm bổ các món mà mình thích, trừ lá lốt tía tô ra vì cái này thấy bảo mất sữa, có lần bà chị em ra vườn chỉ dẫm phải cái dây lá lốt thôi mà mất sữa mấy ngày cơ đấy.
Tuti: Bình thường sữa đầu tiên sẽ loãng hơn sữa giữa và cuối, sữa cuối là sữa béo khi mình vắt ra sẽ thấy có váng sữa nổi lên vài mm ấy, đấy chính là sữa béo. Cũng có mẹ sữa đặc sữa loãng thật, nếu mẹ nào muốn sữa đặc thì ăn uống tẩm bổ hoặc dùng viên lợi sữa là được, kinh nghiệm sau khi chăm 3 bé của mình đó.
Error: Contact form not found.
Chuyên gia Mabio: Thế nào là sữa bị loãng? Làm thế nào để sữa mẹ đặc hơn?
Các mẹ thân mến, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu như mẹ ăn uống bình thường, có đủ sữa cho con bú, con vẫn tăng cân đều đều thì có nghĩa là không có vấn đề gì về dòng sữa cả.
Vậy thế nào là sữa bị loãng?
Sữa của mẹ được tiết từ quý thứ 2 của thai kỳ, lượng sữa này sẽ tồn tại vài ngày sau khi mẹ sinh em bé, chúng ta gọi đó là sữa non. Sữa non rất đặc, dính và là sữa chứa nhiều dưỡng chất quý giá nhất.
Sữa trưởng thành là sữa tiết ra sau sữa non, sữa này trắng hơn và loãng hơn. Trong sữa trưởng thành, người ta lại chia thành sữa đầu, sữa giữa và sữa sau, trong đó sữa đầu thường trong, còn sữa giữa và sau đặc, có màu trắng đục, béo ngậy hơn. Xem ra về vấn đề này, các mẹ của chúng ta cũng khá là “thông thái” đó chứ.
Nhiều mẹ thấy sữa đầu tiết ra trong nên nhầm tưởng là sữa loãng và dùng tay vắt bỏ (giống trường hợp của mẹ Rina ở trên), tuy nhiên việc làm này đã vô tình làm lãng phí đi nguồn sữa quý giá. Trong sữa đầu vẫn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt là có nhiều nước để giải tỏa cơn khát của bé. Bởi vậy trong suốt thời gian bú mẹ, con không cần thiết phải uống nước hoặc ăn thức ăn dặm ở bên ngoài.
Trường hợp đến tận sữa cuối mà mẹ vẫn thấy sữa bị trong, nhìn không thấy được vị béo, con không tăng cân theo đúng tiêu chuẩn thì có nghĩa là sữa mẹ bị loãng.
Làm thế nào để sữa mẹ đặc hơn?
Làm thế nào để sữa mẹ đặc hơn? Về cơ bản thì sữa mẹ sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cho con. Trong một số trường hợp trẻ bị còi cọc, sữa loãng, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:
– Cho con bú để kích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn, đây cũng là một cách để làm sữa đặc hơn.
– Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không cần thiết phải nhồi nhét các món ăn lợi sữa mà chỉ cần đổi món, ăn sao cho mình cảm thấy ngon miệng và hứng thú với món ăn.
– Nhịn uống nước để sữa đặc hơn là việc làm sai hoàn toàn. Mẹ cần uống đủ nước để tuyến sữa có đủ nước cho việc tiết sữa.
Sữa ĐẶC HƠN chỉ sau 3 NGÀY, mỗi ngày 23K
Cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, TIẾT KIỆM thời gian, tiền bạc. Mẹ có muốn thử? Đăng ký nghe chuyên gia hướng dẫn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ tại đây.
– Nên uống một ly sữa ấm trước khi cho con bú để kích thích tạo sữa.
– Sử dụng thảo dược hỗ trợ tăng tiết sữa cũng như tăng chất lượng sữa giúp sữa sánh đặc, thơm hơn và mát hơn như Viên uống lợi sữa Mabio.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Error: Contact form not found.
2 Bình luận