Một vấn đề rất thường gặp của mẹ sau sinh là thiếu ngủ, stress vì phải thức đêm dỗ con khóc, pha sữa cho con bú hoặc thay tã cho con. Nhiều quan điểm cho rằng, người mẹ dễ dàng bị mất sữa vì tress kéo dài như vậy. Liệu đây có phải là sự thật hay không? Nếu có thì chúng ta làm thế nào để phòng tránh?
Stress, thiếu ngủ có gây mất sữa hay không?
Giữa thiếu ngủ, stress và mất sữa có một mối quan hệ mật thiết thông qua sự ảnh hưởng đến các hormone tiết sữa là Prolactin, Oxytocin, Estrogen, và Progesterone.
Vậy tại sao chúng ta lại mất sữa vì thiếu ngủ, stress?
– Hormone Prolactin được tiết ra từ tuyến yên, giúp cơ thể người mẹ sản xuất sữa. Lúc này, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bị giảm xuống, khiến cho lượng hormone Prolactin tiết ra cũng giảm khiến cho các phản xạ tiết sữa giảm xuống, kéo theo sữa giảm dần rồi mất hẳn.
– Tương tự như Prolactin, hormone Oxytocin được sản sinh từ vùng dưới đồi của não và được bài tiết vào máu nhờ tuyến yên, có vài trò giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực. Oxytocin được mệnh danh là hormone tình yêu, tiết ra nhiều hơn khi người ta cảm thấy lãng mạn, hạnh phúc. Đối với người mẹ sau khi sinh con, Oxytocin tiết nhiều khi mẹ cho con bú, gần gũi và âu yếm con.
Nếu mẹ bị mất ngủ hay stress kéo dài, hoạt động của vùng dưới đồi của não và tuyến yên bị ảnh hưởng, khiến cho hàm lượng Oxytocin giảm xuống mạnh mẽ, kết quả là khiến người mẹ nhanh chóng mất sữa.
– Estrogen do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra, có vai trò gìn giữ sức khỏe sinh lý nữ, đồng thời giúp tăng số lượng, kích thước ống dẫn sữa để sẵn sàng cho sự sản xuất sữa.
Hàm lượng estrogen quá cao có thể gây ức chế sự tiết sữa. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó mà người mẹ bị stress và mất ngủ kéo dài, hormone estrogen sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của bầu vú, khiến người mẹ bị mất sữa.
– Progesterone được tiết ra từ buồng trứng, nhau thai và tuyến thương thận. Sau khi người mẹ sinh con, nhau thai bong ra, hormone Progesterone sẽ tự giảm xuống để báo cho cơ thể biết rằng đã đến lúc tiết sữa. Progesterone cũng hỗ trợ rất tích cực trong việc phát triển nang và thùy tuyến để người mẹ có thể tiết sữa một cách thuận lợi nhất.
Giống như Estrogen, hàm lượng Progesterone quá cao cũng gây ức chế quá trình tiết sữa.
Khi mất ngủ, stress, Progesterone bị giảm đột ngột khiến bầu sữa bị ảnh hưởng, kết quả là sự mất sữa dần dần hoặc đột ngột bắt đầu diễn ra.
Trên thực tế, người mẹ không chỉ bị mất sữa vì stress, thiếu ngủ, mà tình trạng này còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe, làm cho cơ thể họ luôn mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống và dễ mắc bệnh hơn.
Phòng tránh mất sữa vì stress, thiếu ngủ như thế nào?
– Phải đảm bảo mẹ có đủ sữa cho con bú: Bởi vì khi đủ sữa, mẹ sẽ không cần phải thức đêm kì cạch pha sữa cho con. Tất cả những gì mẹ cần làm là cho bé bú nằm, và cả hai mẹ con vẫn có thể ngủ ngon lành.
– Tăng cường những thực phẩm giúp người mẹ ăn ngủ tốt hơn: Chẳng hạn như hạt sen, lá đinh lăng, cao chè vằng lợi sữa. Đồng thời tránh xa những chất kích thích gây mất ngủ như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê.
– Dành thời gian vận động, thư giãn mỗi ngày để cơ thể cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
– Ngâm chân vào nước muối nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp người mẹ ngon giấc hơn rất nhiều.
– Tạo cho mình thói quen đi ngủ và sinh hoạt đúng giờ để hình thành đồng hồ sinh học.
MẸ LƯU Ý:
Sử dụng viên uống lợi sữa Mabio là một cách rất tốt để mẹ có được những giấc ngủ ngon lành, ngay cả khi mẹ gặp phải những căng thẳng sau sinh. Trên hơn hết, Mabio còn hỗ trợ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ, giúp họ có thể tự tin nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
Mabio gồm các thành phần cao biển súc giúp lợi tiểu, mát gian, giải độc; cao ích mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt, ăn ngủ tốt; cao hương phụ hỗ trợ tiêu hóa, phòng tránh viêm nhiễm; cao chè vằng giúp lợi sữa, giảm cân, chống viêm; cao tàu bay giúp giải độc, tiêu viêm. Nhờ vậy, Mabio giúp giải quyết một cách hoàn hảo các rắc rối mất ngủ, stress, thiếu sữa, ít sữa, mất sữa, tắc sữa sau sinh.
Nếu còn gì thắc mắc, mẹ đừng ngại, hãy để lại thông tin liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!
Đừng để giấc ngủ làm hại cuộc sống của bạn, con bạn và gia đình bạn!
Nguồn: Mabio.vn
1 Bình luận