icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Ám ảnh vì bị ít sữa sau sinh: Mẹ phải làm sao để có sữa cho con bú?

Ít sữa không chỉ là nỗi ám ảnh của mẹ sinh mổ. Vậy khi bị ít sữa dần đi mẹ phải làm sao? Mẹ nên làm gì để có sữa cho con bú? Cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tình trạng ít sữa cho con bú ở các bà mẹ sau khi sinh mặc dù không quá phổ biến, nhưng nó lại là mối lo, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Hiểu biết chưa đúng hoặc chưa đủ về ít sữa có thể gây ra sự rối loạn về tâm lý của mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của con cùng một số tác động tiêu cực khác đến cuộc sống của gia đình.

Ám ảnh vì mẹ ít sữa cho con bú

Trên các diễn đàn lớn dành cho các mẹ bỉm sữa như webtretho, lamchame,… thật không khó để thấy được những dòng tâm sự – có khi dài đến cả trang của chị em về tình trạng ít sữa. Sau sinh 1 – 2 ngày sữa chưa về còn có thể chờ đợi, chứ nhiều khi sinh con được cả tháng rồi mà sữa vẫn chưa về bao nhiêu, bản thân lại không biết khi bị ít sữa phải làm sao, chắc chắn mẹ nào vào hoàn cảnh đó cũng như ngồi trên đống lửa.

Nghiêm trọng hơn, tâm lý căng thẳng do ít sữa sau sinh có thể khiến mẹ bị trầm cảm.

nỗi khổ khi ít sữa

nỗi khổ khi ít sữa
Ít sữa – nỗi khổ không của riêng ai

Có trường hợp, mẹ chọn sữa ngoài để bổ sung dinh dưỡng cho con nhưng con lại táo bón, đi ngoài sống phân khiến mẹ không khỏi phiền lòng. Thiếu sữa còn khiến con hay quấy khóc, nhẹ cân, chậm lớn, phát triển chậm cả về thể chất và trí não.

Nhiều mẹ bầu dù chưa sinh con cũng đã ám ảnh về ít sữa, tắc sữa “nhờ” đọc những lời tâm sự đầy đau khổ của các chị em đi trước. Thế mới biết ít sữa ảnh hưởng lớn đến mẹ và con như thế nào. Vậy khi mẹ bị ít sữa phải làm sao? Trước khi tìm ra cách giải quyết mẹ cần xác định sớm các triệu chứng cũng như tìm ra nguyên nhân khiến mình bị ít sữa. Từ đó, việc chữa ít sữa sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Error: Contact form not found.

Khi mẹ bị ít sữa phải làm sao?

Đa phần các mẹ khi rơi vào tình trạng ít sữa thường cuống cuồng không biết phải làm gì. Không hiểu rõ vấn đề, không có cách giải quyết đúng đắn sẽ khiến mẹ khó có thể kéo lại sữa về cho con. Vậy phải làm gì trong trường hợp này.

Thứ nhất: Nhận biết tình trạng ít sữa càng sớm càng tốt

Nhận biết sớm các triệu chứng ít sữa giúp mẹ có giải pháp kéo sữa về nhanh hơn. Nếu để tình trạng ít sữa kéo dài có thể khiến mẹ mất dần sữa, đến khi đó mẹ mới cuống cuồng chữa mất sữa thì đã quá muộn màng.

Làm sao để nhận biết sớm mẹ bị ít sữa sau sinh? Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết sớm tính trạng ít sữa mà mẹ nên biết.

– Bầu vú thay đổi rất ít hoặc không thay đổi sau 3 ngày sinh con: Ngay từ lần đầu tiên con ngậm ti mẹ, cơ thể mẹ đã nhận biết được và tiết sữa ngày một nhiều hơn. Nếu sau 3 ngày mà sữa vẫn không về nhiều, bầu ngực không lớn hơn, sờ thấy nhão thì rất có thể là mẹ ít sữa cho con bú.

– Mẹ cố nặn cũng không ra sữa: Nhiều mẹ dùng cách cố nặn hoặc hút sữa để kích thích sữa về nhưng lượng sữa tiết ra vẫn không cải thiện được, nặn không ra sữa cũng bởi vì mẹ ít sữa.

dấu hiệu của ít sữa
Cố nặn cũng không ra sữa là dấu hiệu của ít sữa

– Bé bú dưới 5 phút thì hết sữa, bụng không no: Thông thường trẻ sơ sinh vì kỹ năng bú mẹ còn kém nên trẻ thường bú rất chậm, nhưng trong trường hợp trẻ bú dưới 5 phút đã ngừng, bụng không no căng thì mẹ nên nghĩ đến nguyên nhân là do mình bị thiếu sữa hoặc quá ít sữa, bé bú không thấy sữa nên mới ngừng.

– Bé đi tiểu dưới 6 lần/ngày: Thành phần chủ yếu của sữa mẹ là nước, khi bé bú đủ sẽ đi tiểu rất nhiều lần trong ngày. Nếu thấy bé của mẹ đi tiểu quá ít thì mẹ hãy để ý một chút đến lượng sữa của mình.

Thứ 2: Cần xác định tại sao mẹ bị ít sữa

Không phải ngẫu nhiên nếu mẹ đang nhiều sữa bỗng dưng lại bị ít sữa dần đi. Xác định vì sao ít sữa giúp mẹ lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp cũng như phòng tránh được tình trạng ít sữa lặp lại sau này. Một số lý do sau có thể khiến mẹ bị ít sữa dần:

– Tinh thần căng thẳng, stress trong quá trình mang thai, trước khi sinh hoặc sau sinh ức chế phản xạ tiết sữa ở mẹ.

– Mẹ ăn phải thực phẩm, sử dụng thuốc gây ít sữa mất sữa. Dinh dưỡng không hợp lý, uống ít nước.

– Mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú như thiểu sản tuyến vú, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, áp xe vú hoặc đã phẫu thuật ngực sau sinh.

– Mẹ bị rối loạn nội tiết do bệnh tuyến giáp, thiếu máu, sót rau sau sinh nhưng không được phát hiện.

– Mẹ cho con bú không đúng cách: mẹ lạm dụng vú giả, không cho con bú liên tục hoặc cho bú không đúng cách hoặc do bé có dị tật bẩm sinh ở miệng dẫn đến khả năng bú mẹ kém khiến cơ thể không kích thích tuyến sữa tiết sữa.

– Mẹ sử dụng máy vắt sữa không đúng cách.

– Mẹ sinh non, sinh mổ.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, mẹ có thể tham khảo tại: Những nguyên nhân dẫn đến ít sữa sau sinh

Tình trạng mẹ ít sữa sau sinh mổ tại sao lại phổ biến hơn so với các mẹ sinh thường?

Nhiều sắp sinh băn khoăn không biết liệu đẻ mổ có khiến mẹ ít sữa hơn sinh thường không? Câu trả lời là “CÓ”. Tuy nhiên không phải 100% mẹ nào cũng rơi phải tình trạng này. Mẹ ít sữa sau sinh mổ thường có tỷ lệ cao hơn mẹ ít sữa khi sinh thường vì một số nguyên nhân sau:

– Ảnh hưởng từ thuốc gây mê: Thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật để giảm những cơn đau cho người mẹ đến mức tối đa, song nó lại khiến cho tuyến sữa của mẹ hạn chế tiết sữa sau khi sinh.

– Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh: Những cơn đau sau phẫu thuật thật sự rất khủng khiếp, do đó mẹ sẽ cần đến thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để kháng viêm và làm giảm cảm giác đau đớn này. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh đều gây rối loạn hormone tuyến sữa và là tác nhân dẫn đến ít sữa sau sinh mổ ở mẹ.

nguyên nhân ít sữa sau sinh mổ
Ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh là một trong những lý do dẫn đến ít sữa mẹ sau sinh mổ

– Sức khỏe và tâm lý của mẹ sau sinh mổ: Mẹ sau sinh mổ rất yếu và mất nhiều thời gian hồi phục hơn so với sinh thường. Tâm lý lo lắng của mẹ sau khi phẫu thuật cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra.

– Mẹ không thể cho con bú ngay sau khi sinh: Đối với sinh thường, mẹ có thể da áp da và cho bé bú không lâu sau khi sinh, việc này giúp bé nhanh chóng bú được dòng sữa non quý giá đồng thời kích thích tuyến vú của mẹ tiết thêm sữa. Tuy nhiên trong trường hợp sinh mổ, phải sau ít nhất 2 tiếng mẹ mới được cho bé bú.

– Mẹ sinh mổ khi chưa đủ tháng: Trường hợp này, tuyến vú chưa phát triển toàn diện nên khả năng tiết sữa còn kém. Vì vậy khá nhiều trường hợp mẹ sinh thiếu tháng phải đi xin sữa hoặc cho con dùng sữa công thức.

Thứ 3: Lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp

Có rất nhiều phương pháp giúp mẹ kéo sữa về.Tuy nhiên tùy theo cơ địa và lý do gây nên tình trạng ít sữa, mẹ sẽ có những biện pháp riêng. Khi lựa chọn bất cứ phương pháp nào mẹ cần lưu ý:

  • Lựa chọn phương pháp đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Nên cân nhắc sử dụng các bài thuốc, sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên.
  • Lắng nghe ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xa các tác nhân góp phần khiến mẹ ít sữa như thực phẩm gây ít sữa, chất kích thích,…

Thứ 4: Phòng tránh các tác nhân gây nên tình trạng ít sữa ở mẹ sau sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là lời khuyên dành cho sức khỏe mọi người. Với các mẹ sau sinh cũng vậy, tránh xa các tác nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ hạn chế được tình trạng bị ít sữa sau sinh và giúp mẹ nhanh chóng chữa trị, kéo sữa về hiệu quả.

– Không nên ăn các thực phẩm gây ít sữa, mất sữa như: măng, lá lốt, bắp cải, các chất kích thích (rượu, cafe,…),…

– Bổ sung nhiều các thực giúp gọi sữa về cho mẹ. Tham khảo thêm tại: Mẹ ít sữa sau sinh nên ăn gì?

– Uống nhiều nước: Mẹ nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước trong cơ thể và lượng sữa tiết ra.

– Cho con bú và vắt sữa thừa thường xuyên giúp kích thích tuyến vú sản xuất sữa.

– Hạn chế căng thẳng, stress sau sinh: Hãy cân đối thời gian để có thể nghỉ ngơi, không nên lo nghĩ quá nhiều sẽ khiến ức chế tiết sữa ở mẹ.

– Chữa trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm tuyến vú, áp xe vú, u xơ tuyến vú,… hoặc các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn chuyển hóa.

Error: Contact form not found.

Những điều cơ bản mẹ cần biết khi cho con bú

  • Mẹ mới sinh nên cho con bú càng sớm càng tốt để kích thích phản xạ tiết sữa và cung cấp cho con nguồn sữa non quý báu trong những ngày đầu mới sinh.
  • Cho con bú từ 10 – 12 lần mỗi ngày để đảm bảo con có đủ chất dinh dưỡng, không bị khát nước và cơ thể mẹ nhận biết được nhu cầu để sản xuất lượng sữa vừa đủ.
  • Kỹ thuật cho con bú đúng cách: Mẹ cho con bú cả 2 bên bầu vú để kích thích đều, đồng thời giúp bầu sữa bớt căng tức và cân đối hơn. Cần chú ý đặc biệt đến tư thế cho con bú để cả hai mẹ con đều cảm thấy thoải mái.
  • Trường hợp bé không chịu bú, mẹ có thể dùng máy hút sữa để làm giảm sự căng tức, duy trì lượng sữa tiêu thụ mỗi ngày và giúp bầu vú tiếp tục tiết sữa.
  • Mẹ sau sinh cần duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, đừng quá căng thẳng ngay cả khi đây là lần đầu bạn làm mẹ.
  • Tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể giúp mẹ hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa vào sữa tốt nhất.
  • Sử dụng thảo dược giúp tăng tiết sữa như viên uống lợi sữa Mabio.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng mà để hoàn thành thiên chức đó, người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng cũng sẽ có được niềm hạnh phúc mà không gì có thể sánh bằng. Và trong đó, tình trạng mẹ bị ít sữa chỉ là một trở ngại rất nhỏ của cả một hành trình dài, hãy chắc chắn rằng mình có thể vượt qua nó, các mẹ nhé!

Từ khóa tìm kiếm: ít sữa làm thế nào, mẹ ít sữa làm thế nào, mẹ ít sữa nên làm gì, ít sữa thì làm thế nào, it sua phai lam sao, mẹ ít sữa webtretho, người ít sữa, em bị ít sữa phải làm sao, ít sữa đi, mẹ ít sữa nuôi con, mẹ ít sữa cho bé bú, mới sinh ít sữa phải làm sao.


    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    6 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *