Thật khó để cưỡng lại vị ngon tuyệt hảo của bát cà tím bung đậu thịt hay một hũ cà pháo muối xổi giòn tan. Thế nhưng với người mẹ, sau sinh ăn cà tím hay cà pháo có được không lại là vấn đề cần cân nhắc vì từ trước đến nay, họ hàng nhà cà đã nổi tiếng là chứa nhiều độc dược.
1. Sau sinh ăn cà tím được không?
Cà tím vị ngọt, tính hàn, được sử dụng như một loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trước khi tìm hiểu về việc sau sinh ăn cà tím có được không, chúng ta hãy cùng khám phá những điều chưa biết về loại rau quen thuộc này nhé!
Dinh dưỡng và công dụng của cà tím
Cà tím chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, 100g cà tím có thể cung cấp 92.5g nước, 22kcal, 1.5g chất xơ, 15mg canxi, 0.4mg sắt, 15mg vitamin C, 0.04 mg vitamin B1, 0.05mg vitamin B2, 10mcg beta-caroten cùng nhiều dưỡng chất khác.
Theo các nghiên cứu khoa học, ăn cà tím có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
– Chất xơ trong cà tím không quá nhiều nhưng cũng đủ để thúc đẩy hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn.
– Cà tím chứa rất ít calo, do đó ăn cà tím có thể là một cách giảm cân hiệu quả.
– Canxi và phenolic trong cà tím rất tốt cho xương khớp.
– Beta-caroten – một loại tiền vitamin A cùng với hợp chất anthrocyanin có trong cà tím hỗ trợ rất tốt cho thị lực.
– Cà tím giàu sắt, sau sinh nếu được ăn cà tím thì sẽ là một cách bồi bổ sức khỏe rất tốt cho người mẹ.
– Vitamin và phyto của cà tím tốt cho tâm trạng và trí nhớ.
– Vitamin C giàu có của cà tím rất cần thiết cho hệ miễn dịch của con người.
– Chất solanine có trong cà tím có khả năng chống oxy hóa mạnh và ức chế tế bào ung thư.
– Theo kinh nghiệm dân gian, ăn cà tím vào những tháng cuối của thai kỳ có thể làm tử cung co giãn dễ dàng, giúp cuộc vượt cạn diễn ra suôn sẻ hơn.
Mẹ sau sinh có được ăn cà tím không?
Mặc dù có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng, lại rất tốt cho sức khỏe nhưng việc người mẹ sau sinh ăn cà tím lại không được ủng hộ. Tại sao lại như vậy?
– Chất solanine khá tốt nhưng lại có thể gây mê hoặc nặng hơn là trúng độc nếu ăn nhiều. Ngay cả khi đã nấu chín kỹ thì chất này cũng không bị loại bỏ hoàn toàn do nó tan rất ít trong nước.
– Nhiều mẹ có thói quen uống nước ép cà tím, điều này rất nguy hiểm vì khả năng bị ngộc độc sẽ tăng cao.
– Cà tím có tính hàn, sau sinh ăn cà tím có thể gây tiêu chảy nặng.
– Sau khi ăn cà tím, nhiều người có biểu hiện ngứa miệng do ảnh hưởng của protein và một số chất chuyển hóa có trong loại quả này. Bà mẹ đang cho con bú mà ăn cà tím cũng có thể khiến con bị khó chịu.
2. Sau sinh ăn cà pháo được không?
Sau sinh không nên ăn cà tím, vậy cà pháo thì sao?
Cà pháo cũng là một loại quả dùng làm rau rất được yêu thích ở nước ta. Không phải cao lương mỹ vị, nhưng một ít cà pháo muối xổi với bát canh cua rau đay có thể khiến người ta dễ dàng đánh chén được cả vài lưng cơm trong mùa hè nóng nực.
Ăn cà pháo cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Đa số mọi người đều tin rằng cà pháo chỉ ngon miệng mà chẳng có dinh dưỡng gì đáng kể. Thế nhưng mẹ có biết rằng 100g cà pháo cũng chứa đến 92.5g nước, 20kcal, 1.6g chất xơ, 12mg canxi, 0.7mg sắt, 0.2mg mangan, 16mg photpho, 221mg kali, 7mg natri, 3mg vitamin C, 20mcg beta-caroten và nhiều khoáng chất khác?
Cà pháo ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu theo cách muối xổi. Ngoài ra một số người còn chế biến thành món cà pháo luộc hoặc cà pháo sống chấm mắm ruốc.
– Ăn cà pháo muối xổi có công dụng kích thích vị giác rất tốt, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.
– Các dưỡng chất có trong cà pháo mặc dù không nhiều nhưng cũng có tác dụng đáng kể với thị lực, xương khớp và tâm trạng của con người.
– Trong Đông y, cà pháo còn được dùng để chữa nhiều bệnh như đại tiện ra máu, ăn uống kém, đau răng, ho lâu ngày, trị mụn nhọt…
Sau sinh ăn cà pháo được không?
Khó ai có thể cưỡng lại sức mạnh từ món cà pháo muối xổi, nhưng với câu hỏi sau sinh ăn cà pháo được không, thật tiếc phải khẳng định với các mẹ là KHÔNG.
– Cà pháo có chứa chất solanin gây độc, ăn vào có thể bị buồn nôn, tiêu chảy, sốt, giảm thân nhiệt, mất cảm giác, tê liệt rất nguy hiểm.
– Cà pháo không tốt cho tuyến sữa. Mẹ sau sinh ăn cà pháo có thể bị mất sữa hoặc ít sữa.
– Mọi người đều nghĩ cà pháo tính nóng nhưng thật ra cà pháo có tính hàn, thậm chí rất hàn. Vì thế sau sinh không được ăn cà pháo để tránh lạnh bụng, gây hại cho cả mẹ và con.
Cà pháo và cà tím đều rất ngon, nhưng vì lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, hãy tạm thời tránh xa hai loại rau này, mẹ nhé!
MẸ CÓ BIẾT!
Những thực phẩm mẹ ăn uống hàng ngày sẽ được hấp thu vào cơ thể rồi chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ cho con bú. Vì thế, cần xem xét kỹ lưỡng trước khi ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ cần bổ sung sản phẩm lợi sữa Mabio để tăng số lượng và chất lượng sữa. Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 24 tháng đầu đời sẽ thông minh hơn, khỏe mạnh hơn và phát triển toàn diện hơn.
Mabio giúp mẹ giải quyết các vấn đề sau sinh gặp phải về sữa như: ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa. Không những thế, Mabio còn hỗ trợ nhiều trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ và giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
1 Bình luận