Trong khi có rất nhiều phụ nữ khiến con bị “đói sữa mẹ” thì lại có những chị em sữa mẹ bị dư thừa không biết nên làm gì, không biết có thể sử dụng để làm gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ tới các mẹ bỉm sữa cách sử dụng sữa mẹ khi dư quá nhiều với những tác dụng đặc biệt có lẽ khiến nhiều người phải bất ngờ!
Có thể tận dụng sữa mẹ dư thừa để làm gì?
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho bé, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời của con. Mẹ nào có đủ hoặc dư sữa cho con bú nên vui mừng vì mình có đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con khỏe mạnh. Thế nhưng, nó cũng là trở ngại khi lượng sữa về quá nhiều khiến cho mẹ phân vân không biết làm gì.
Nhiều mẹ stress vì lượng sữa dư quá nhiều không biết làm gì. Khi mẹ gặp phải tình trạng này có thể tham khảo các cách sau:
Chia sẻ sữa mẹ – Hạnh phúc nhân đôi
Hiện nay có rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng sữa giảm hay tắc tia sữa không có sữa cho con bú khiến con rơi vào tình trạng “đói sữa mẹ” đành phải cho con uống sữa công thức. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của con. Sữa công thức dù có tốt đến đâu cũng không thể thay thế sữa mẹ bởi sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng, hơn nữa việc bú ti của con giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé hơn.
Việc sữa mẹ bị dư không biết nên làm gì thì có thể chia sẻ lượng sữa đó cho các bé không có sữa mẹ để uống bằng cách. Chia sẻ thông tin lên một số hội nhóm nuôi con bằng sữa mẹ xem có ai cần không đến thì có thể gửi tặng.
Sữa mẹ dư thừa có thể làm món ăn dặm đầy dinh dưỡng cho bé
Bé bắt đầu ăn dặm khi kết thúc 6 tháng đầu đời của mình. Đó cũng sẽ là một gợi ý cho câu hỏi sữa mẹ dư nên làm gì và câu trả lời là có thể cho bé ăn dặm bằng chính sữa mẹ để tạo ra các món sinh tố, sữa chua bổ dưỡng. Một vài cách làm sinh tố từ sữa mẹ:
Sinh tố sữa mẹ, sữa yến mạch và lê:
Yến mạch ngâm 8h, hay nước 2 lần cho hết nhớt – sữa mẹ :100ml; lê: 1 miếng. Yến mạch chắt nước ngâm cho sữa mẹ vào xay nhỏ. Lọc qua rây, cho lên bếp đun nhỏ lửa 5 phút. Cho lê vào say tiếp rồi lọc lại qua rây cho bé uống.
Sinh tố na, táo mix chia:
Sữa mẹ dư bạn có thể sử dụng 100ml; táo 1 miếng;1/3 quả na bóc sạch vỏ;1 thìa cà phê hạt chia. Nếu sữa mẹ rã đông thì hâm ấm lên rồi cho tất cả vào máy xay, lọc qua rây.
Sinh tố sữa mẹ, chuối, chanh leo:
Sữa mẹ: 100ml (hâm ấm nếu là sữa trữ đông); chanh leo: 1 quả lọc bỏ hạt; chuối: 1/2 quả. Cho tất cả vào máy xay nhuyễn rồi lọc qua rây.
Sinh tố chuối, lê mix chia
Chuối :1 quả ; Lê :1 miếng; Sữa mẹ :100ml ; Hạt chia: 1 thìa nhỏ. Sữa mẹ hâm ấm rồi cho tất cả vào máy xay.lọc qua rây rồi cho bé ăn.
Làm thế nào để có SỮA MẸ DƯ?
Người ta cho CON BÚ MÃI KHÔNG HẾT, mình thì VẮT MÃI CHẲNG RA. Hỏi ngay ý kiến chuyên gia để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn MIỄN PHÍ cách gọi sữa về tràn trề con bú no nê không hết nhé!
Sữa mẹ dư cũng có thể dùng để làm đẹp
Ít người tin sữa mẹ có thể dùng để làm đẹp, nhưng đó là sự thật. Nếu chị em có sữa cho con uống dư thì hãy tận dụng trong việc làm mỹ phẩm nhé!
- Sữa mẹ dư có thể rửa mặt để trị mụn: Dùng hỗn hợp sữa mẹ pha với dầu dừa, dùng bông mút bôi lên vùng mụn và rửa mặt hàng ngày giúp xóa được mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và cả người lớn.
- Sữa mẹ bị dư nên làm xà phòng bởi vì nó chứa nhiều các axit amin, vitamin A, các protein cần thiết để dưỡng da. Sữa mẹ cũng rất giàu axit lactic giúp làm sạch và mềm da.
- Có ai ngạc nhiên khi sử dụng sữa mẹ dư để làm nước tẩy trang? Hãy thử áp dụng ngay cách này khi bạn bị cấm sử dụng các loại mỹ phẩm nhé! Cách thực hiện như nước tẩy trang bình thường: Nhỏ sữa mẹ vào một miếng bông mút rồi xoa lên mặt để loại bỏ bụi bẩn.
- Nếu mẹ nào sinh vào mùa đông mà sữa dư có thể dùng để trị môi nứt nẻ khá hiệu quả.
- Kem dưỡng da: Xin mách mẹ một công thức đắp mặt cực kì độc đáo và hiệu quả: Hỗn hợp sữa mẹ + yến mạch + mật ong sẽ giúp làm mềm và trắng da rất tốt. Mẹ cũng có thể dùng sữa mẹ để massage mặt và da cho em bé. Nó hoàn toàn an toàn cho cả bé mà hiệu quả cũng khá cao.
Với những lợi ích trên thì chắc chắn nhiều mẹ bỉm sữa không còn lo việc bị dư thừa sữa mẹ nữa rồi. Tuy nhiên, để có thể sử dụng lượng sữa dư thì mẹ cần phải biết bảo quản nó đúng cách. Sau đây là cách bảo quản sữa mẹ bị dư tốt nhất!
Nếu bạn cần tư vấn thêm từ đội ngũ Mabio hãy để lại số điện thoại để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Error: Contact form not found.
Bảo quản sữa mẹ dư thừa đúng cách
Sữa mẹ dư thường được bảo quản trong tủ lạnh. Điều đó hoàn toàn đúng! Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách bảo quản sữa trong tủ sao cho đúng. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài lưu ý về sữa mẹ bị dư nên bảo quản như thế nào chính xác nhất:
- Không nên để sữa sau khi vắt vào luôn ngăn đá của tủ lạnh mà nên để ngăn mát rồi sau mới chuyển lên ngăn đá. Ngược lại khi muốn rã đông sữa từ ngăn đá thì cũng phải chuyển xuống ngăn mát rồi mới hâm nóng lại sữa.
- Nếu sữa vắt ra để ngăn mát được 1 – 3 ngày thì để ngăn đá có thể trữ đông sữa mẹ từ 3 – 6 tháng. Tùy vào nhu cầu và mục đích của mẹ mà nên bảo quản sữa như thế nào.
- Không để sữa mẹ ở cánh tủ ngăn đá vì ở đó nhiệt độ không ổn định khó xác định được thời gian bảo quản sữa.
- Nên trữ sữa bằng các túi sữa sữa, không nên trữ bằng hộp hay bình.
Trên đây là những cách giúp mẹ bị dư thừa sữa quá nhiều không biết nên sử dụng nó để làm gì. Vậy còn những mẹ khác đã đủ sữa cho con chưa? Nếu chưa thì các mẹ cần phải kiểm tra lại thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống của mình.
Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều cách giúp cải thiện tình trạng không đủ sữa cho con bú hay vấn đề tắc tia sữa ở mẹ, một trong số đó là viên uống lợi sữa Mabio. Đây là sản phẩm được rất nhiều mẹ tin dùng, thậm chí cả các diễn viên, ca sỹ nổi tiếng như Nam Thương, Bảo Trâm,…
Xem thêm bài viết chia sẻ từ Nam Thương và Bảo Trâm:
Viên uống lợi sữa Mabio với 100% thành phần thảo dược tự nhiên giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể tốt hơn làm cho sữa thơm sánh đặc, mát và cải thiện tình trạng mất sữa, tắc tia sữa hiệu quả. Ngoài ra, giúp mẹ nuôi con nhỏ giảm stress, ăn ngon, ngủ tốt sau khi sinh và đẩy sản dịch nhanh chóng.
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ nhiều sữa biết sữa mẹ bị dư nên làm gì cũng như các mẹ thiếu sữa cần bổ sung như thế nào. Chúc các mẹ có một nguồn sữa vừa và đủ cho con bú suốt 6 tháng đầu đời, lâu hơn là 12 tháng, 24 tháng để con phát triển toàn diện!
Nguồn: Mabio.vn
2 Bình luận