icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Sữa mẹ có vị gì? Tại sao sữa mẹ lại có vị mặn hoặc ngọt quá?

Cho con bú hàng ngày nhưng không phải mẹ nào cũng biết sữa mẹ có vị gì? Ngọt hay mặn?  Tại sao sữa mẹ lại có vị mặn hoặc ngọt quá? Cho con bú liệu có ảnh hưởng gì không? Nếu cũng đang lo lắng về vấn đề này thì mẹ theo dõi ngay bài viết để có câu trả lời nhé!

Sữa mẹ có vị ngọt hay mặn
Sữa mẹ có vị ngọt hay mặn

Sữa mẹ có vị gì? Ngọt hay mặn?

Thực tế, sữa mẹ có màu trắng đục, hơi ngả vàng, mùi thơm đặc trưng, không quá lỏng cũng không quá đặc, khác hoàn toàn so với sữa công thức hay bất kỳ loại sữa nào khác. Nói về vị, thông thường sữa mẹ sẽ có vị nhạt, không chua, không hôi, cũng không ngọt quá hay mặn quá.

Tuy nhiên, mùi vị sữa mẹ có thể thay đổi liên tục (mặc dù không đáng kể), hơn nữa cũng khác nhau tùy thuộc cơ địa, tình trạng sức khỏe cũng như chế độ ăn uống của từng người. Vì vậy, nếu bỗng dưng thấy sữa của mình có vị mặn hoặc ngọt quá thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.

Nguyên nhân vì sao sữa mẹ lại có vị mặn hoặc ngọt quá?

Tại sao sữa mẹ lại có vị ngọt quá?

Như đã nói ở trên thì sữa mẹ thường có vị nhạt, thơm mát chứ không ngọt quá. Trường hợp sữa mẹ có vị ngọt quá thì cũng không có gì đáng ngại, do sức khỏe của mẹ tốt, được chăm sóc, ăn uống đủ chất nên chất lượng sữa đặc, vị ngọt, càng thơm ngon, bổ dưỡng, kích thích bé bú nhiều hơn.

Vì sao sữa mẹ có vị ngọt quá
Vì sao sữa mẹ có vị ngọt quá

Sữa mẹ bị ngọt quá cho bé bú có sao không?

Sữa mẹ ngọt thì tốt nhưng cũng cần chú ý khi cho bé bú để tránh tình trạng bị quá tải lactose. Lactose là thành phần đường carbohydrate của sữa mẹ và chiếm 7% trong sữa mẹ, có vai trò hỗ trợ hấp thu canxi và phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của “vi khuẩn có lợi” trong đường ruột).

Hiện tượng quá tải lactose thường gặp ở những bé từ 3 đến 6 tháng tuổi với những triệu chứng như: phân lỏng xanh, nhiều bọt, mùi chua, đầy hơi, xì hơi nhiều quá mức, trẻ bị hăm tã kéo dài, khó chịu, quấy khóc, có biểu hiện ăn quá no, bị trớ, cân vẫn tăng đều theo tiêu chuẩn.

Cho bé bú như thế nào khi sữa mẹ bị ngọt quá?

Nhiều bà mẹ khi thấy sữa mẹ ngọt quá, trẻ có những biểu hiện bị quá tải lactose thì chuyển luôn cho con bú bằng sữa công thức, tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm.

Việc các mẹ nên làm là tiếp tục cho con bú nhưng theo nhu cầu, không để bé bú no quá. Đặc biệt là không bú bình vì sữa từ bình chảy ra liên tục, bé không thể không nuốt sữa theo phản ứng, khiến bé bị tăng nguy cơ ăn no quá mức.

Tại sao sữa mẹ lại có vị mặn?

Sữa mẹ có vị mặn do chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm có mùi nồng như tiêu, ớt, tỏi… sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa, khiến sữa mẹ có vị mặn. Ngoài ra, hàm lượng natri cao cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ có vị mặn.

Sữa mẹ có vị mặn có thể do thức ăn
Sữa mẹ có vị mặn có thể do thức ăn

Sữa mẹ có vị mặn cho bé bú có sao không?

Về cơ bản thì sữa mẹ cho bé bú trực tiếp lúc nào cũng tốt, dù đặc hay loãng, có mùi hay không mùi. Tuy nhiên, nếu có những vị khác lạ như sữa mẹ bị mặn thì có thể sẽ khiến bé “chê” sữa, bỏ cữ bú hoặc bú không nhiều. Từ đó, bé có thể bị đói, quấy khóc, thiếu chất dinh dưỡng, hay ốm vặt.

Vậy phải làm gì khi sữa mẹ có vị mặn?

Tốt nhất để tránh tình trạng sữa mẹ có vị mặn, chị em nên chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, chất xơ thông qua các loại rau, củ quả, thịt, cá, trứng sữa….

Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, các loại gia vị tỏi, ớt… hay các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói được bày bán nhiều trên thị trường có hàm lượng natri rất cao, không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sữa như: pizza, thịt xông khói, thịt nguội, các loại bánh snack, xúc xích, các loại bánh ngọt công nghiệp…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được hàng loạt thắc mắc về sữa mẹ. Sữa mẹ có vị gì? Tại sao sữa mẹ lại có vị mặn hoặc ngọt quá? Về cơ bản thì sữa mẹ có vị gì đi chăng nữa cũng vẫn rất tốt cho trẻ, đặc biệt là khi được bú trực tiếp. Tuy nhiên, để sữa luôn thơm ngon, bé háu bú hơn thì các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn những thức ăn nhiều sữa cho con bú mà không lo tăng cân.

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội
    1 Bình luận

    Để lại bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *