“Ngực mềm có phải là ít sữa?” “ngực không căng có phải ít sữa?”- nỗi lo chung của không ít mẹ trong thời kỳ sinh đẻ. Bởi nhiều người vẫn luôn có suy nghĩ xác định lượng sữa mẹ nhiều hay ít dựa vào tình trạng của bầu ngực. Ngực mềm là ít sữa hoặc không có sữa, trong khi đó ngực căng là nhiều sữa. Thực hư như thế nào, quan niệm này đúng không? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ngực mềm có phải là ít sữa?
Ngực mềm có phải là ít sữa là quan niệm được truyền miệng từ lâu. Theo quan niệm này, người mẹ có ngực mềm sẽ có lượng sữa điều tiết và dự trữ không nhiều bằng người mẹ có ngực căng cứng. Và lượng sữa ít ỏi này có thể không đủ để cung cấp và nuôi dưỡng bé những ngày đầu đời.
Tuy nhiên, theo y học hiện đại ngày nay, đây không phải là quan điểm hoàn toàn chính xác. Nhiều người cho rằng ngực nhỏ, ngực mềm là dấu hiệu của việc mẹ ít sữa. Thực tế, hai vấn đề này không liên quan và không có cơ sở khoa học để chứng minh.
Lượng sữa tiết ra ở các mẹ có thể khác nhau nhưng tất cả đều có chung một cơ chế sản sinh sữa. Hơn nữa, sữa được điều tiết ở tuyến vú còn cấu trúc ngực mềm hay ngực căng của người mẹ do các mô và các tế bào liên kết ở ngực quyết định. Do đó, không thể căn cứ vào độ mềm hay độ căng của ngực để nhận biết dấu hiệu mẹ ít sữa.
Cơ chế tiết sữa gây ra hiện tượng ngực mềm, ngực căng ở người mẹ
Khi bước vào thời kỳ mang thai, ngực người mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Ví dụ như ngực căng hơn, tròn hơn và đôi khi là nhạy cảm hơn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố cùng sự phát triển của tuyến sữa trong cơ thể người mẹ.
Sau vài ngày đầu mới sinh, người mẹ sẽ tiết ra rất nhiều sữa để cung cấp đủ cho bé. Đây có lẽ cũng là thời điểm sữa mẹ dồi dào nhất. Tuy nhiên, do thời điểm này bé mới sinh nên nhu cầu bú sữa mẹ còn khá ít. Lượng sữa mẹ còn lại dự trữ trong ngực tạo nên hiện tượng căng sữa. Và theo cơ chế sản sinh sữa, bé càng bú nhiều lượng sữa mẹ tiết ra sẽ càng cao.
Sang đến giai đoạn về sau, khi mẹ và bé đã quen dần với việc tiết sữa và bú sữa thì lượng sữa mẹ sẽ luôn duy trì ở mức ổn định. Nếu ngực mẹ vẫn căng sữa, có thể mẹ đã tiết ra quá nhiều sữa hoặc bé đang bú rất ít. Điều này dẫn đến tình trạng lượng sữa tồn đọng cao và gây căng ngực.
Còn trong trường hợp, ngực người mẹ có cảm giác mềm là một trạng thái bình thường. Điều này chứng tỏ lượng sữa mẹ tiết ra hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của bé. Khi sữa trong ngực mẹ được bé bú hết thì ngực sẽ trở lại trạng thái mềm do không còn sữa tồn đọng. Lúc này, ngực người mẹ sẽ tiếp tục quá trình sản sinh sữa cho lần bú tiếp theo. Do đó, các hiện tượng ngực mẹ không căng sữa hay ngực bên căng bên mềm là hoàn toàn bình thường.
Xem thêm:
- Ám ảnh vì bị ít sữa sau sinh! Mẹ phải làm sao để có sữa cho con bú?
- Thực hư chuyện ít sữa khi mẹ có kinh nguyệt?
Một số biện pháp kích sữa cho mẹ ít sữa
Thông thường, sữa mẹ được điều tiết theo nhu cầu của bé. Do đó, quan điểm ngực nhỏ, ngực mềm có phải là ít sữa là hoàn toàn sai lầm. Tuy nhiên, nếu đang gặp phải tình trạng ít sữa, người mẹ có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:
- Cho bé bú thường xuyên, đều đặn dù lượng sữa mẹ tiết ra hạn chế để kích thích ngực tiết sữa
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và một số món ăn tăng cường tiết sữa cho mẹ như canh chân giò, đu đủ xanh, rau ngót,…
- Ngực mềm phải làm sao? Mẹ hãy nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái, thư giãn; không nên vì ít sữa mà lo lắng hay căng thẳng.
- Massage vùng ngực mỗi ngày để kích thích lượng sữa tiết ra đều đặn và thường xuyên.
- Trong trường hợp bé không bú hết sữa, mẹ có thể vắt sữa ra bình và bảo quản cho bé.
Như vậy các mẹ đã biết ngực mềm có phải là ít sữa là một quan niệm sai. Trong trường hợp ít sữa, mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục phù hợp. Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất vô giá. Do đó, mẹ hãy luôn đảm bảo cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho bé.
Từ khóa liên quan: ngực mềm thì có nhiều sữa không, ngực mềm có sữa không, ngực mềm là không có sữa, ngực mềm có phải ít sữa, vú mềm là không có sữa.
Nguồn: Mabio.vn