Rau ngót là món ăn đã không còn quá xa lạ với các bà đẻ, mang lại vô vàn lợi ích, tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ sau sau sinh thấy tốt mà ăn nhiều rau ngót quá thì có sao không? Ăn như thế nào mới đúng, đủ và hấp thu được tối đa dinh dưỡng? Cùng Mabio tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời nhé!
Điểm danh những lợi ích không thể bỏ qua khi mẹ sau sinh ăn rau ngót
– Phụ nữ sau khi sinh ăn rau ngót giúp đẩy nhanh sản dịch, trị sót nhau: Đây là công dụng đặc trưng của rau ngót được nhiều người biết đến. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngót giúp đẩy sản dịch sau sinh ra ngoài cơ thể một cách nhanh nhất, sạch nhất.
– Trị táo bón: Rau ngót chứa nhiều chất xơ, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn, nhuận tràng, giảm thiểu táo bón.
– Tăng cường miễn dịch: Trong rau ngót có chứa chất ephedrine giúp trị cảm cúm khá tốt. Đồng thời chứa vitamin C giúp tăng đề kháng, hỗ trợ vết thương nhanh lành. Vitamin A giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào và duy trì làn da khỏe mạnh.
– Lợi sữa: Mẹ sau khi sinh ăn nhiều rau ngót giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao như: protein, chất béo, canxi, phốt pho, các loại vitamin A, B,C. Vì thế, ăn rau ngót sẽ giúp tăng chất lượng sữa mẹ, đồng thời kích thích gọi sữa về nhiều
– Giảm cân: Rau ngót chứa ít calo, ít gluxit và lipid nhưng chứa nhiều protein nên mẹ sau khi sinh ăn rau ngót hỗ trợ cho việc giảm cân, lấy lại vóc dáng. Tham khảo thêm: Những món ăn giúp mẹ nhiều sữa mà không lo tăng cân
Tốt là vậy nhưng phụ nữ sau sinh ăn nhiều rau ngót cũng có thể gây hại
Như đã nói ở trên thì mẹ sau khi sinh ăn rau ngót sẽ thu được vô vàn lợi ích. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thấy tốt mà ăn nhiều quá. Bà đẻ ăn nhiều rau ngót có thể gây những tác hại không ngờ tới như:
Nguy cơ bị ngộ độc cao khi mẹ sau sinh ăn nhiều rau ngót
Phụ nữ sau sinh ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn sống có nguy cơ bị ngộ độc cao (do nhiễm độc kim loại nặng) hoặc tổn thương phổi vì trong rau ngót có chứa: chất papaverin (một alkaloid cũng được tìm thấy trong thuốc phiện), Antinutrients và kim loại nặng. Những chất này đều có thể gây tác dụng phụ, không tốt cho cơ thể khi ăn quá nhiều.
Bà đẻ ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ
Theo một cuộc khảo sát tại Đài Loan, những người uống nước ép rau ngót tươi (150g) trong khoảng thời gian dài từ 2 tuần đến 7 tháng đã phải đối mặt với các triệu chứng như: khó ngủ, ăn uống kém đi và cảm thấy khó thở. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh coi chừng bị mất ngủ khi ăn nhiều rau ngót trong khoảng thời gian dài.
Sau sinh ăn nhiều rau ngót làm cản trở quá trình hấp thu canxi và phốt pho
Trong quá trình tiêu hóa rau ngót sẽ sản sinh ra chất glucocorticoid, nếu chất này được sản sinh ra quá nhiều có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể. Do đó, mẹ sau khi sinh ăn nhiều rau ngót có thể khiến bé bị còi xương, thiếu canxi.
Uống nhiều nước ép rau ngót tươi có thể dẫn đến đau đầu, chán ăn
Nhiều mẹ cho rằng uống nước ép rau ngót tươi vừa bổ, mát, làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu uống nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nghẽn phổi, khó thở và ăn uống khó tiêu. Không những thế, uống nước rau ngót tươi cũng gây đau nhức cơ thể, cao huyết áp, đau đầu hoặc gây thiếu máu ở não.
Mách mẹ sau sinh ăn rau ngót đúng cách
Cách chọn rau ngót sạch
Rau ngót sạch và ngon thường có màu xanh lá mạ. Không nên chọn những cành lá rau ngót có màu xanh sẫm thường được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
Nên chọn loại rau ngót có lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, một số lá có thể bị sâu cắn (đây là rau sạch, không thuốc). Ngược lại, tránh chọn những mớ rau ngót có lá dày hoặc lá xoăn lại bất thường, hoặc có quá nhiều lá non cũng không nên ăn.
Cách ăn rau ngót an toàn cho mẹ sau sinh
– Mặc dù tốt nhưng mẹ sau sinh cũng không nên ăn quá nhiều rau ngót. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày (tối đa 50g/ ngày).
– Không ăn nhiều rau ngót liên tục trong hơn 3 tháng.
– Nấu chín rau ngót (giúp loại bỏ chất độc hại).
Lưu ý khi nấu:
– Trước khi nấu nên rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút.
– Để nguyên lá, không vò quá nát vì như vậy sẽ mất hết dinh dưỡng.
– Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, nên cho vào một ít muối, sau đó vò sơ và cho vào nấu vừa chín.
Tóm lại, phụ nữ sau khi sinh ăn rau ngót rất tốt. Mẹ có thể chế biến thành các món: rau luộc, nấu canh với thịt băm, hầm với xương…. để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, cần chú ý không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài, tránh gây hại cho cơ thể các mẹ nhé!
MẸ CÓ BIẾT!
Những thực phẩm mẹ ăn uống hàng ngày sẽ được hấp thu vào cơ thể rồi chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ cho con bú. Vì thế, cần xem xét kỹ lưỡng trước khi ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Việc tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ sẽ giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.
Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ cần bổ sung sản phẩm lợi sữa Mabio để tăng số lượng và chất lượng sữa. Mabio giải quyết các vấn đề mẹ sau sinh gặp phải về sữa như: ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa. Không những thế, Mabio còn hỗ trợ nhiều trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ và giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
3 Bình luận