Trẻ sơ sinh bị đi tướt là một trong những bệnh lý thường gặp khi trẻ còn nhỏ. Điều này khiến không ít các mẹ quan tâm lo lắng. Tuy nhiên các mẹ cần phải tìm hiểu thông tin cụ thể để giúp bé khắc phục tình trạng trên. Những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị đi tướt dưới đây chắc chắn sẽ là kiến thức các mẹ cần.
Trẻ sơ sinh bị đi tướt luôn là tình trạng chung khi đường ruột của bé chưa ổn định. Khi bé mới sinh hệ thống tiêu hóa có sức đề kháng còn yếu hơn so với người lớn nên bé rất dễ mắc phải những triệu chứng liên quan đến đường ruột. Trẻ sơ sinh bị đi tướt nhiều lần trong ngày sẽ không gây nguy hiểm nếu mẹ có cách khắc phục kịp thời.
Trẻ sơ sinh đi tướt là như thế nào?
Một câu hỏi được nhiều bà mẹ thắc mắc đó là trẻ sơ sinh đi tướt là như thế nào? Đi tướt có biểu hiện đơn giản là bé đi vệ sinh ra phân có màu vàng pha xanh giống như hoa cải nhưng phân không bị nhầy và sủi bọt giống như khi bé bị tiêu chảy.
Khi bé bị đi tướt bé vẫn có thể hoạt động ăn, ngủ bình thường, không có biểu hiện sốt và cũng không hề quấy khóc. Thông thường khi trẻ bị đi tướt bé sẽ đi ngoài nhiều lần trong một ngày, khoảng 6-7 lần. Các mẹ cần phải phân biệt hiện tượng đi tướt tránh nhầm lẫn với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột.
Trẻ sơ sinh đi tướt sủi bọt có nguy hiểm không?
Trong những tháng đầu sau khi sinh bé rất dễ bị đi tướt sau khi bú. Nếu bé đi ngoài có phân lỏng màu vàng hoa cải mà không có biểu hiện chán bú hay quấy khóc thì đó là biểu hiện bình thường. Tuy nhiên trẻ sơ sinh đi tướt sủi bọt thì đó là biểu hiện của hệ tiêu hóa bé đang gặp vấn đề.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé đi ngoài có bọt, trong đó có thể do hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện, do bé dị ứng sữa, kém hấp thu, cũng có thể do chế độ ăn uống của mẹ. Nặng hơn thì đó là biểu hiện của việc nhiễm khuẩn đường ruột. Các mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để có chuẩn đoán chính xác nhất.
Các mẹ nên theo dõi tình trạng của bé sát sao. Nếu thấy trẻ sơ sinh đi tướt nhiều lần trong ngày có bọt liên tục kèm theo trẻ quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú thì rất có thể bé đang có dấu hiệu bị viêm nhiễm đường ruột hoặc rối loạn tiêu hóa. Lúc này các mẹ nên đưa bé đi khám để được chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh đi tướt mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Chính vì vậy trẻ sơ sinh đi tướt mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì giúp đảm bảo sức khỏe cho bé. Các mẹ phải luôn dõi theo tình hình của con để tránh làm cho tình trạng đi tướt của bé nặng hơn.
Trẻ sơ sinh bị đi tướt mẹ nên ăn gì? Một lưu ý khi trẻ đi tướt là các mẹ nên lựa chọn ăn những loại thực phẩm giúp phân cô đặc lại hơn. Thực phẩm nên ăn khi bé bị đi tướt gồm: chuối, gạo trắng, bánh mì, khoai tây, khoai lang, sữa chua, cà rốt,…Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều tránh trường hợp bị phản công dụng.
Trẻ sơ sinh bị đi tướt mẹ kiêng ăn gì? Khi bé bị đi tướt thì một số loại thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể có thể khiến tình trạng của bé trở nên tệ hơn. Các mẹ cần tránh ăn những loại thực phẩm sau: sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua), các loại trái cây đào, mơ, mận, lê,…, các loại chất tanh cá, ốc, tôm,…
Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị đi tướt
Khi trẻ mới sinh hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn chỉnh rất dễ xuất hiện các tình trạng liên quan đến đường ruột. Các mẹ phải luôn quan sát biểu hiện và tình trạng phân của bé. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đưa bé đến gặp ngay bác sĩ.
– Nếu trẻ sơ sinh đi tướt nhiều ngày không khỏi và có biểu hiện nặng hơn, các mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Xem lại chế độ ăn uống của mình, quan sát tình trạng của bé.
– Khi bé bị đi tướt đồng nghĩa với việc bé bị mất nước, điều này nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy các mẹ cần cung cấp cho bé đủ lượng nước mỗi ngày bằng cách tăng cường cho bé bú, hoặc cho bé uống nhiều nước đặc biệt là nước đường.
– Vệ sinh cho bé hằng ngày, đảm bảo cho bé luôn thông thoáng, sạch sẽ tránh để các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh. Trẻ sơ sinh còn non nớt, hệ thống miễn dịch yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
– Trong quá trình điều trị bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh nếu khoảng thời gian bé đi tướt kéo dài hơn 1 tuần mà vẫn không có biểu hiện tốt hơn, bé quấy khóc, không chịu bú thì ngay lập tức các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để khám xét.
Trẻ sơ sinh bị đi tướt sẽ không quá nghiêm trọng nếu mẹ tìm ra nguyên nhân và mau chóng khắc phục giúp bé. Hy vọng bài viết trên đây giúp ích được phần nào cho các mẹ đang lo lắng khi trẻ nhà mình đi ngoài. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
MẸ CÓ BIẾT! Cai sữa cho con quá sớm hay cho bé dùng sữa công thức có thể gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của con và khiến con bị ĐI TƯỚT
Mẹ hãy cố gắng cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu và tốt nhất là trong 24 tháng tuổi. Nếu mẹ gặp phải tình trạng ít sữa, mất sữa có thể tham khảo viên uống lợi sữa Mabio. Mabio giải quyết các vấn đề mẹ sau sinh gặp phải về sữa như: ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa. Không những thế, Mabio còn hỗ trợ nhiều trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ và giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng.
Khi mẹ đã đủ sữa cho bé bú hoàn toàn thì khả năng bé bị đi tướt gần như không còn.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.