Khi mới chào đời, do chưa quen với điều kiện thời tiết bên ngoài nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là đường hô hấp. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng là một trong những bệnh thường gặp hiện nay. Nếu không có hướng điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những hậu quả xấu về sức khỏe của trẻ, nguy cơ cao gây ra tử vong.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?
Phổi được xem là cơ quan quan trọng nhất của đường hô hấp, trao đổi khí giữa cơ thể trẻ và môi trường tự nhiên. Không khí hít vào sẽ đi qua mũi, sau đó đến đường hô hấp.
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp. Đây còn là hiện tượng viêm nhiễm nhu môi phổi do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus. Trong đó, loại vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường có dấu hiệu ho thành từng đợt hay cảm cúm trong vài ngày. Ho là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, vius. Viêm phổi là một bệnh phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, chỉ đứng sau bệnh tiêu hóa.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Trẻ sơ sinh viêm phổi có thể từ khi mới lọt lòng, liên quan mật thiết đến thời gian vỡ ối trước khi đẻ của mẹ.
- Vỡ ối từ 6h- 12h trước khi đẻ: Trẻ bị viêm phổi khoảng 33%.
- Vỡ ối từ 12h-24h trước khi đẻ: Trẻ bị viêm phổi khoảng 51%.
- Vỡ ối từ trên 24h: Trẻ bị viêm phổi khoảng 90%.
Viêm phổi còn có thể xảy ra trong quá trình sinh do trẻ hít phải nước ối. Trẻ bị nhiễm trùng qua đường sinh dục của mẹ trước khi chào đời, do một số vi khuẩn gây bệnh chủ yếu như H. influenza, S. pneumonia, Cytomegalovirus, Klebsiella…
Bệnh có thể xuất hiện ngay trong tử cung của người mẹ. Trong quá trình mang thai, mẹ đến những nơi có nguồn không khí ô nhiễm, kém trong lành dẫn đến tình trạng tử cung thiếu dưỡng khí.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh viêm phổi nặng còn do sự tác động của môi trường xung quanh. Hệ hô hấp hay quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tự nhiên chưa được hoàn thiện. Trẻ mắc các bệnh về viêm da, viêm dây dốn cũng có thể dẫn đến viêm phổi.
Mẹ chăm con không đúng cách cũng khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng
Tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm phổi không chỉ xuất hiện trong quá trình mẹ mang thai hay sinh nở mà còn đến từ việc cha mẹ chăm sóc con không đúng cách.
- Ủ ấm trẻ quá nhiều trong mùa đông: Trẻ sơ sinh thường có cơ địa nóng hơn người trưởng thành. Nếu ủ trẻ quá ấm, mồ hôi không thể thoát ra bên ngoài mà sẽ thấm ngược vào phổi, gây ra tình trạng viêm phổi.
- Những ngày hè oi nóng, cha mẹ thường xuyên bật điều hòa, quạt số lớn dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm phổi.
- Cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hay tối muộn mà không quấn khăn, quần áo đầy đủ.
- Môi trường xung quanh trẻ bị ô nhiễm bởi khói bụi, bệnh truyền nhiễm.
Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
- Trẻ đột ngột sốt cao trên 37,5 độ C, hoặc hạ thân nhiệt, quấy khóc không ngừng.
- Thở nhanh liên tục: Trên 60 lần/phút (trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi), trên 40 lần/phút (trẻ hơn 1 tuổi).
- Trẻ bị biếng ăn, thường xuyên ói mửa, tiêu chảy, sụt cân nhanh chóng.
- Thở gấp, thở gắng sức: Co kéo cơ liên sường, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên khó chịu.
- Tím tái quanh mặt và môi.
- Ngủ li bì, phản ứng chậm với các tác động từ môi trường xung quanh.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng có thể gây tử vong
Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu các mẹ nhận biết sớm và có cách điều trị kịp thời. Nó chỉ thật sự nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Sau đây là những biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng:
- Nhiễm trùng máu.
- Viêm màng não.
- Còi xương.
- Trụy tim, tràn dịch màng tim.
- Hệ miễn dịch suy yếu nhanh chóng.
- Tràn phủ màng phổi.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng cần điều trị như thế nào?
Điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi bằng thuốc kháng sinh
Kháng sinh là loại thuốc thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên việc dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý. Tốt nhất hãy để bác sĩ thăm khám tình trạng bệnh của trẻ, để có thể kê đơn, có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Thuốc ho có thể giúp thông và mát cho trẻ khi bị viêm phổi
Việc dùng thuốc ho giúp trẻ có thể bật đờm ra ngoài, từ đó làm loãng các chất nhầy kẹt lại trong phổi. Phổi cùng các cơ quan khác của hệ hô hấp sẽ được dịu mát hơn.
Xông hơi bằng nước ấm, vỗ nhẹ lồng ngực
- Cho trẻ hít thở, xông hơi bằng nức ấm khoảng 4-6 lần/ngày, 1 lần/10 phút.
- Khum bàn tay, vỗ nhẹ vào lồng ngực trẻ, chủ yếu vào cơ quan phổi.
- Vỗ nhanh khoảng 1 phút, sau đó nghỉ 1 phút, thực hiện liên tục khoảng 5 lần.
- Cách làm này giúp trẻ có thể loại bỏ khạc đờm ra bên ngoài, cải thiện tình trạng bệnh.
Cách phòng ngừa và chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
Tiêm chủng – Giải pháp phòng ngừa viêm phổi hữu hiệu cho trẻ sơ sinh
Để hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị viêm phổi, mẹ cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho con ngay từ khi mới đẻ, đặc biệt là vắc xin phòng tránh phế cầu khuẩn. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm có thể gây ra bệnh viêm màng não, nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh. Hãy cập nhật lịch tiêm phòng giúp trẻ chống lại các bệnh hiện nay, không chỉ riêng bệnh viêm phổi.
Chăm sóc cho trẻ sơ sinh đúng cách
- Đảm bảo giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Giữ ấm trẻ đúng cách.
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Các dụng cụ cá nhân chăm sóc trẻ sơ sinh như chăn, tã lót, cốc thìa cần đảm bảo vô trùng, sạch sẽ nhất.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bởi thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, các bệnh về đường tiêu hóa hiện nay.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, hạn chế cho trẻ đến những nơi có nguồn không khí ô nhiễm.
MẸ LƯU Ý:
Mẹ có đang nuôi con bằng sữa công thức? Mẹ cần biết rằng sữa mẹ không chỉ chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé mà còn giúp tăng sức đề kháng cho bé hiệu quả. Cho con uống sữa công thức sẽ khiến hệ tiêu hóa, sức đề kháng của bé kém dần đi và tình trạng viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng như nhiều bệnh lý khác dễ dàng xâm nhập vào bé hơn. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ.
Lợi ích đối với bé:
✅ Tăng cường miễn dịch (trẻ bú mẹ thường ít bị bệnh hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức).
✅ Giảm nguy cơ của các bệnh tiêu hóa, dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai.
✅ Giảm nguy cơ thừa cân và / hoặc béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên.
✅ Giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.
✅ Bé gái bú mẹ đầy đủ sẽ giảm bớt nguy cơ mắc ung thư vú đến 25%.
✅ Trẻ bú mẹ thường không bị táo bón và phân không có mùi như của các bé dùng sữa công thức.
✅ Sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bé cần trong sáu tháng đầu đời.
✅ Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé.
✅ Bé được bú mẹ ít nhất 6 tháng có chỉ số IQ tăng 3,8 điểm so với trẻ không bú mẹ.
Lợi ích đối với mẹ:
✅ Giúp mẹ nhanh chóng trở lại trọng lượng như trước khi mang thai. Việc cơ thể tích lũy chất béo trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ chính là để sử dụng trong thời gian cho con bú.
✅ Giúp tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai. Cho con bú cũng có thể giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
✅ Làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh.
✅ Làm giảm khả năng phát triển bệnh loãng xương và bệnh tiểu đường type 2.
✅ Tiết kiệm tiền mua sữa (công thức) cho bé.
✅ Mẹ có thể “tận dụng” thời gian cho con bú để nghỉ ngơi.
Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
Nguồn: Mabio.vn
1 Bình luận