Trẻ sơ sinh phì nước bọt, phun mưa, sùi bọt cua… là những biểu hiện thường thấy ở các bé nhất là 3 tháng tuổi. Lý do vì sao bé hay phì bọt như vậy? Mẹ có nên can thiệp không? Hãy cùng Mabio giải mã hiện tượng thú vị này qua bài viết sau nhé!
Lý giải vì sao trẻ sơ sinh hay phì nước bọt
Bước vào độ tuổi 2 – 4 tháng tuổi các mẹ sẽ thấy em bé của mình rất hay đùn nước bọt ra cửa miệng, nhiều bé thậm chì vừa phì bọt vừa thích thú phát ra âm thành mà dân gian gọi là hiện tượng trẻ sơ sinh phun mưa hay sùi bọt cua. Các bác sĩ cho biết, đây không chỉ là một sở thích rất “đời thường” của trẻ mà còn là một cột mốc phát triển về mặt ngôn ngữ, giao tiếp xã hội.
Theo đó, khi trẻ sơ sinh phun nước bọt phì phì là bé sẽ có những chuyển động cơ miệng và cố gắng kiểm soát với những âm thanh trong cổ họng mình. Những điều này sẽ tạo tiền đề cho việc học cách mô phỏng các âm thanh khác nhau đồng nghĩa với việc bé có thể nói được.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh phì nước bọt nhiều là một tín hiệu vui về khả năng tập làm quen với những kỹ năng vận động như nhai, nuốt , ngậm miệng, uống nước bằng cốc… của trẻ trong tương lai.
Như vậy, đối với câu hỏi trẻ sơ sinh phì nước bọt, phun mưa nhiều có sao không? Câu trả lời là KHÔNG, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé yêu của mình đang phát triển tốt.
Ở độ tuổi này không chỉ có phì nước bọt mà chúng ta còn thấy trẻ sơ sinh nhai miệng, lè lưỡi cũng là những cột mốc phát triển bình thường ở trẻ.
>>Xem thêm: Sự thật hiện tượng trẻ sơ sinh hay mút tay: Mẹ nên vui hay lo lắng?
Trẻ sơ sinh phì nước bọt khi nào là nguy hiểm?
Nếu chỉ đơn thuần là trẻ sơ sinh phì nước bọt, ăn ngủ bình thường thì cha mẹ có thể yên tâm nhưng nếu trẻ phì bọt kèm theo những triệu chứng khác như dưới đây thì mẹ cần phải cho trẻ đi khám bác sĩ ngay:
Trẻ sơ sinh phì nước bọt kèm theo phát ban
Là khi trẻ sơ sinh đùn nước bọt kèm theo hiện tượng nổi mẩn khắp người. Lý do là vì bé bị nóng trong người, viêm da, nhiễm trùng hoặc dị ứng…
Trẻ sơ sinh phì nước bọt kèm theo một cơn sốt
Sốt có nhiều lý do như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng, vi rút hoặc ký sinh trùng ở các bộ phận như miệng, dạ dày, thực quản… Nếu thấy sốt kèm theo đùn nước bọt ở trẻ sơ sinh mẹ cần cho trẻ đi khám ngay.
Trẻ sơ sinh phì nước bọt kèm theo ho
Ho kèm theo phì bọt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, hít phải khói thuốc lá, dị ứng môi trường, lông súc vật… Cần đi khám mới có thể biết được nguyên nhân chính xác.
Trẻ sơ sinh phì nước bọt kèm theo sổ mũi
Trẻ có thể sổ mũi do cảm lạnh, cúm, suy hô hấp, viêm xoang, viêm tai giữa… Khi sổ mũi, trẻ có thể sẽ nhờ sự giúp sức của miệng để thở. Ngoài ra, trẻ có thể phì nước bọt kèm theo với những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu xe… Mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.
>>Xem thêm: Hiện tượng trẻ sơ sinh phải vía qua góc nhìn dân gian và khoa học
Làm gì khi trẻ sơ sinh phì nước bọt nhiều?
Như đã chia sẻ ở trên, trẻ sơ sinh phì nước bọt nhiều thậm chí cả khi ngủ và không kèm theo các biểu hiện lạ nào thì mẹ không cần phải lo lắng. Thay vì cấm đoán bé mẹ có thể tận dụng cơ hội này để tương tác với bé nhiều hơn giúp bé sớm biết nói, hình thành các phản xạ nhai nuốt tốt hơn. Những việc mẹ nên làm là:
– Khi thấy trẻ sơ sinh đùn nước bọt phì phì mẹ có thể bắt chước lại âm thanh này của bé. Lâu dần chuỗi phản xạ qua lại này giữa hai mẹ con sẽ dạy bé tương tác với người đối diện để bé nhanh biết nói hơn.
– Khi trẻ đang ở giai đoạn hay phì bọt, mẹ có thể mô phỏng các tiếng động khác nhau cho con xem. Lúc đầu trẻ có thể sẽ chỉ biết nhìn mẹ nhưng sau đó bé có thể cười để đáp lại và cứ để ý mà xem, chỉ một thời gian sau đó bé sẽ chu miệng ra bắt chước những trò của mẹ từ đó hình thành phản xạ giao tiếp giữa mẹ và con.
– Khi chơi các trò tạo tương tác như trên mẹ nhớ phải vui vẻ, cười đùa và nói chuyện cùng bé. Mẹ cũng không nên cấm đoán những đứa trẻ lớn tuổi hơn chơi trò này cùng con. Bé sẽ rất thích thú khi được chơi cùng anh chị chúng.
– Lau bọt, vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ.
Trẻ sơ sinh phì nước bọt là một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển ở trẻ. Vấn biết một số trẻ có thể bỏ qua một vài cột mốc, nhảy cóc lên những mốc khác nhưng nếu thấy trẻ trên 8 tháng tuổi vẫn không có biểu hiện gì phát triển cơ miệng, phì bọt hay cười, phát ra âm thanh… thì mẹ cũng cần phải cho bé đi khám để kiểm tra các vấn đề như chậm phát triển ngôn ngữ hoặc thính giác ở trẻ.
MẸ CÓ BIẾT!
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và nếu có thể hãy tiếp tục trong 24 tháng tiếp theo. Bé bú mẹ sẽ phát triển một cách toàn diện về cả hệ tiêu hóa, trí thông minh và có đề kháng cần thiết để chống lại những bệnh lý thông thường.
Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng may mắn có đủ sữa cho con. Nếu mẹ gặp phải tình trạng ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa sau sinh thì đừng vội vàng mà cho con dùng ngay sữa công thức. Hãy tham khảo viên uống lợi sữa Mabio. Mabio không chỉ giúp mẹ lấy lại nguồn sữa dạt mà mà còn giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ và giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng.
Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).
💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa
Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.
✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.
💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.
💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.
Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).
💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.