icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Sai lầm khi dùng cách gọi sữa về bằng bia mẹ phải trả giá

Cách gọi sữa về bằng bia là một trong những phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, đây có thực sự là cách làm đúng, hiệu quả và an toàn cho mẹ sau sinh?

Cùng Mabio tìm hiểu kĩ hơn về cách gọi sữa về bằng bia trong bài viết sau đây để có được những thông tin chính xác nhất trước khi quyết định có nên áp dụng phương pháp này hay không các mẹ nhé.

Rất nhiều mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm gọi sữa về bằng bia

Cùng tìm hiểu xem trên các diễn đàn, các mẹ đang truyền tai nhau về phương pháp gọi sữa mẹ về này như thế nào nhé!

Các mẹ nói gì về cách gọi sữa về bằng bia 

Mẹ Chích Bông: “Các chị đã ai áp dụng phương pháp gọi sữa mẹ bằng bia chưa ạ? Em thì bị ít sữa, thấy mấy chị cơ quan chia sẻ mà cả tuần nay không dám thử vì bụng dạ yếu. Chỉ sợ sữa không về và tào tháo đuổi thì chết dở.”

Mẹ Nhím: “@Mẹ Chích Bông ơi, mình đã từng làm cách đó rồi. Khá khó uống đấy nhưng mình cũng thấy sữa cải thiện. Nhưng, có vẻ không nhiều lắm đâu mom ạ. Mình cũng không dám uống nhiều vì sợ không tốt cho em bé.”

Bibabibo: “Mình thì chỉ uống ké bia của ông xã mà còn sợ ảnh hưởng tới con. Các mẹ còn dám uống cả hai thứ này thì sợ nhỉ. Nhưng, mấy hôm trước đọc bài trên webtretho cũng thấy có mẹ chia sẻ áp dụng phương pháp này sữa về nhiều lắm. Mẹ nào ít sữa thì cứ áp dụng thử xem. Nhưng, phải hết sức cẩn thận đấy :D”

Nấm lùn đáng yêu: Em từng uống sữa với bia; uống chè vằng và có sữa. Nhưng cuối cùng sữa về từ phương pháp nào thì em cũng không biết. Nhưng, lời khuyên của em là các mẹ phải dùng bia 0 độ để không ảnh hưởng tới bé nhé.

Conlatatca: Nhắc tới trộn bia với sữa ông thọ em lại sợ, em bị tào tháo đuổi cả một đêm vì uống cái này. Sợ còn không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng tới con. Cứ ăn chín, uống sôi cho chắc các mẹ nhé. Đừng nghe mấy cái tin nhảm nhí, giờ vẫn còn ám ảnh đây.

Như vậy, cách gọi sữa về khi mới sinh bằng bia là một phương pháp được nhiều mẹ biết đến, nhiều mẹ áp dụng; có những mẹ thành công nhưng cũng có những mẹ phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Một vấn đề chúng ta có thể rút ra chính là cần phải cân nhắc thật sự cẩn thận trước khi áp dụng để không phải chịu những hậu quả nặng nề mà phương pháp này có thể gây ra.

Công thức gọi sữa về bằng bia các mẹ chia sẻ

Công thức gọi sữa về bằng bia các mẹ chia sẻ
Công thức gọi sữa về bằng bia

Hiện tại, có hai công thức pha sữa đặc với bia được các mẹ truyền tai nhau. Hiệu quả mà hai cách này mang lại đều như nhau:

Cách 1:

Pha ¾ muỗng sữa đặc với nước nóng rồi khuấy đều;  tiếp đó cho vào cốc ½ lon bia.

Cách 2:

Pha ¾ muỗng sữa đặc có đường với ½ lon bia.

3 Tác hại khôn lường khi dùng cách gọi sữa về bằng bia

Mặc dù, phương pháp gọi sữa về dùng bia với sữa đặc được các mẹ truyền tai nhau. Nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra rằng đây là một cách làm đúng và an toàn.

Bia là một sản phẩm được lên men từ lúa mạch, trong thành phần lúa mạch có chứa polysacarit – hoạt chất kích thích tiết prolactin ở các mẹ sau sinh. Do đó, nhiều người thường đưa ra lời khuyên uống một chút bia để sữa mẹ về nhiều hơn. Tuy nhiên, sử dụng bia cho mẹ sau sinh, đặc biệt là 6 tháng đầu mang tới vô vàn những nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Làm chậm sự phát triển của trẻ

Khi mẹ uống bia pha với sữa đặc thì hàm lượng cồn bia cũng sẽ ảnh hưởng tới bé.

Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh vô cùng non nớt và chưa hoàn thiện do đó rất dễ bị tổn thương, thậm chí tê liệt. Hơn nữa, hàm lượng cồn trong bia là cồn công nghiệp, do đó kích thích thần kinh và gây hại cho não của trẻ. Từ đó, khiến trẻ bị chậm phát triển hơn.

Tổn thương lá gan của con

Quá trình bài tiết của trẻ sơ sinh cũng tương tự như người lớn. Khi mẹ nạp lượng cồn lớn vào người thì khi trẻ bú cũng sẽ nhận lượng tương tự.

Dinh dưỡng hấp thụ qua gan và bài tiết qua thận, từ đó, nội tạng của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.  Nếu mẹ kéo dài quá trình này thì cũng là từng ngày phá hủy nội tạng của con.

Những đứa trẻ này về sau sẽ dễ gặp các bệnh lý về đường tiêu hóa hơn so với trẻ bình thường.

Ảnh hưởng tới giấc ngủ của con

Ảnh hưởng tới giấc ngủ của con
Trẻ sau khi bú mẹ thường ngủ mê man, li bì

Nếu mẹ nào đã từng dùng cách gọi sữa về bằng bia thì có thể dễ dàng nhận thấy trẻ có xu hướng ngủ nhanh bất ngờ. Đôi khi con ngủ rất lâu, ngủ mê man quá cữ bú không dậy nổi.

Nguyên nhân cũng tương tự như một người bị say rượu bia, hàm lượng ethanol trong cồn khiến cho lượng đường trong máu giảm, dễ đổ mồ hôi, hoa mắt, não phản ứng chậm và cơ thể rất buồn ngủ.

Với tất cả những tác hại này, mẹ cần nghiêm túc cân nhắc trước khi quyết định có nên gọi sữa về bằng bia hay không. Đặt lên bàn cân để so sánh điều bé nhận được và những điều bé phải hứng chịu từ quyết định của mình mẹ nhé.

Tip nếu mẹ muốn uống bia trong thời gian cho con bú

Trong một số trường hợp bất khả kháng mẹ bắt buộc phải dùng bia rượu hoặc mẹ vẫn muốn áp dụng phương pháp gọi sữa về bằng bia này, có thể tham khảo một vài tip nhỏ sau đây.

Vắt sữa trước khi cho con bú

Nếu mẹ muốn bia, nên vắt sữa cho con bú trước, nếu có thể nên vắt 3 – 4 cữ bú để trẻ có thể ăn được lâu một chút. Khi mẹ uống rượu bia không cho trẻ bú lúc đó, nếu sữa căng tức thì nên vắt bỏ. 

Nói chung, cách này cũng khá an toàn cho cả hai mẹ con mặc dù hơi tốn nhiều thời gian một chút. Nhưng sẽ an toàn cho cả mẹ và bé yêu.

Chọn các loại bia không cồn 

Trong trường hợp mẹ vẫn muốn thử  cách gọi sữa về bằng bia thì nên chọn các loại bia không cồn như: 

  • Bia Baltika không độ
  • Bia Steiger không cồn 
  • Bia Erdinger Weissbier

Bài viết nhỏ, hy vọng giúp mẹ hiểu hơn về cách gọi sữa về bằng bia, những mặt lợi và hại của phương pháp này. Hãy là một người mẹ nuôi con khoa học, an toàn, bất cứ phương pháp nào cũng cần nghiên cứu kĩ càng trước khi áp dụng các mẹ nhé!

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

    Chia sẻ mạng xã hội