icon

Lợi sữa Mabio

Mabio hiểu việc cùng mẹ giảm bớt gánh nặng và phục hồi nhanh sức khỏe là điều cần thiết để giúp hành trình nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và mẹ cũng sẽ có thêm nhiều giây phút tuyệt vời bên con.

0981 661 006

Số 5 phố Nguyễn Công Trứ, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội

Mẹ bất lực vì trẻ sơ sinh khóc thét đòi bế, mẹo nào để con ngoan hơn?

Trẻ sơ sinh liên tục đòi bế khiến bà mẹ trẻ một đêm chỉ ngủ được 3 tiếng đồng hồ, cơ thể thường xuyên trong trạng thái uể oải, mệt mỏi. Đâu là nguyên nhân gây ra “thói xấu” này của trẻ? Và chúng ta có thể khắc phục được nó để bà mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn hay không?

trẻ sơ sinh đòi bế
Làm gì khi trẻ sơ sinh liên tục đòi bế?

Mẹ trẻ bất lực vì trẻ sơ sinh liên tục khóc thét đòi bế

Chị Tú Anh (33 tuổi, Ninh Bình) đã hơn 1 tháng nay chỉ ngủ được nhiều nhất 3 tiếng mỗi đêm. Bé nhà chị được hơn 2 tháng, trong tháng đầu bé rất ngoan, nhưng không hiểu sao dạo gần đây lại hay quấy khóc, đòi bế. Ngay cả khi cháu đã ngủ say, thì chỉ cần mẹ rời tay ra là cháu lại giật mình tỉnh giấc.

Lâu dần, cháu thành ra quen, cứ phải có mẹ ôm mới chịu ngủ. Nhiều hôm chị đã thử cho chồng mặc quần áo của mình để “lấy hơi” rồi bế con đỡ vợ, nhưng cháu bé nhận ra nên nhất định không chịu. Cả ngày lẫn đêm, chị phải xoay vòng quanh con không rời được quá 5 phút. Thậm chí có những lúc phải tắm hay đi vệ sinh, chị cũng dám đi lâu vì sợ con quấy khóc.

Chị mệt mỏi chia sẻ: “Trước đây mình nghĩ trẻ sơ sinh khóc đòi bế nhiều là do cháu còn nhỏ, vì thế nên hồi mới sinh mình dành rất nhiều thời gian ôm ấp con. Bây giờ không ngờ cháu hình thành thói quen xấu thế này, mình cũng muốn sửa lắm nhưng hễ cứ đặt cháu xuống là cháu lại khóc, mình thì xót con, bà nội thì quở trách, thật sự rất áp lực”.

trẻ sơ sinh đòi bế
Con liên tục đòi bế khiến mẹ mệt mỏi vô cùng

Giải thích tại sao trẻ sơ sinh hay đòi bế?

Trẻ sơ sinh đòi bế thường do 2 nguyên nhân chính: một là thói quen xấu do người lớn tạo ra, hai là do trẻ đang muốn “báo hiệu” cho cha mẹ rằng bé đang gặp phải một rắc rối nào đó.

Trẻ sơ sinh đòi bế do thói quen xấu

Khi mới chào đời, trẻ rất hay bị giật mình và quấy khóc, đó là do trẻ vẫn còn quá lạ lẫm với thế giới bên ngoài. Lúc này, bé cần một người ở bên cạnh để cảm thấy an toàn hơn, thường người đó sẽ là mẹ.

Chúng ta thường có thói quen ôm ấp trẻ sơ sinh, việc này trong thời gian đầu có thể mang lại sự thoải mái cho cả hai mẹ con. Nhưng nếu cứ kéo dài, nó sẽ hình thành nên một thói quen xấu, đó là trẻ sơ sinh sẽ liên tục đòi bế, ngay cả khi trẻ đã ngủ, em bé trong câu chuyện trên là một ví dụ.

Nghiêm trọng hơn nữa, trẻ sơ sinh đa số đều “nghiện” mùi của mẹ. Trẻ chỉ mất vài tuần để làm quen và nhận ra mùi hương đặc biệt đó. Do vậy, nếu không phải là mẹ bế ẵm, bé sẽ vẫn quấy khóc không thôi. Điều này giải thích tại sao khi chị Tú Anh để chồng mặc quần áo của mình, em bé vẫn dễ dàng nhận ra.

trẻ sơ sinh đòi bế
Trẻ sơ sinh nhận ra mùi của mẹ và nhanh chóng “nghiện” mùi đó

Trẻ sơ sinh đòi bế do bé đang gặp “rắc rối”

Thật ra, trẻ sơ sinh là khái niệm chỉ trẻ dưới 1 tháng tuổi, nhưng đại đa số chúng ta đều hiểu theo nghĩa là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trong độ tuổi này, hầu hết trẻ chưa biết nói, hoặc mới chỉ bập bẹ được vài từ đơn giản. Do đó, với trẻ sơ sinh từ 12 tháng tuổi trở xuống, cách tốt nhất để “cầu cứu” người lớn chính là khóc.

Một số “rắc rối” mà trẻ sơ sinh dễ gặp nhất trong thời gian này là:

– Trẻ đang sợ hãi: Trẻ sơ sinh rất sợ phải ở một mình, và khi không thấy ai bên cạnh, trẻ sơ sinh sẽ khóc đòi bế để cảm thấy được che chở, bảo vệ.

– Trẻ đói: Khóc là dấu diệu của sự cáu gắt khi trẻ đã ra sức “báo hiệu” cho mẹ về cơn đói của mình nhưng không được đáp ứng. Thường thì nếu như đã đói đến mức phải khóc thì trẻ sẽ hờn dỗi, mệt mỏi và không chịu bú mẹ nữa. Vì vậy, hãy bế bồng và cho trẻ bú ngay khi thấy con liên tục chóp chép miệng và liếm môi.

Ngoài ra, mẹ bị ít sữa hoặc sữa loãng cũng là một nguyên nhân khiến con dù bú mẹ liên tục nhưng vẫn đói sữa. Trong trường hợp này, mẹ có thể sử dụng bổ sung Viên uống lợi sữa Mabio, đây là sản phẩm được chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên, giúp tăng số lượng và chất lượng sữa rất hiệu quả.

– Bị ướt tã: Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng trẻ sơ sinh đang đòi bế, nhưng thật ra bé chỉ đang kêu cứu vì tã bẩn thôi. Trong tháng đầu tiên, một ngày trẻ có thể làm ướt ít nhất 6 miếng tã, sau đó con số này mới giảm dần vào những tháng tiếp theo.

– Gắt ngủ: Trên thực tế có rất nhiều trẻ sơ sinh khóc đòi bế, đặc biệt là bế vác khi bé cảm thấy buồn ngủ. Mẹ có thể nhận ra cơn buồn ngủ của con khi con liên tục dụi mắt, cau mày hay gãi tai.

trẻ sơ sinh đòi bế
Nhiều trẻ sơ sinh đòi bế vác khi bé đang gắt ngủ

– Gặp vấn đề về sức khỏe: Khi bị đau ở đâu đó, trẻ sơ sinh thường đòi bế, bám chặt lấy người lớn và quấy khóc rất dữ dội. Cha mẹ cần kiểm tra xem trên người con có vết thương nào không, rồi thử chạm nhẹ vào một vài vị trí trên cơ thể như bụng, cổ, đùi xem trẻ có la dữ dội hơn hay không. Sau đó, hãy nhanh chóng đưa con mình đến cơ sở y tế gần nhất.

Mẹo hay giúp trẻ sơ sinh hết đòi bế, mẹ nhàn tênh

Để trẻ sơ sinh không đòi bế nhiều, chúng ta cần tập rèn luyện cho con ngay từ khi mới lọt lòng, vì những thói quen xấu một khi đã được thiết lập sẽ rất khó sửa chữa.

– Chăm sóc con vừa đủ: Bao gồm việc cho con ăn, ngủ và thay tã kịp thời. Nếu muốn con ngoan ngoãn, trước hết bạn cần là cha mẹ tốt.

– Đừng “cách ly” trẻ với thế giới: Hết tháng đầu ở cữ, cha mẹ không cần thiết phải cách ly trẻ khỏi những âm thanh tự nhiên như tiếng người nói, tiếng chim hoặc tiếng động từ những thiết bị, hoạt động khác trong gia đình.Việc này giúp trẻ dần làm quen với cuộc sống bên ngoài và bớt sợ hãi khi không được người lớn bế ẵm.

– Không bao bọc quá nhiều: Ôm ấp con là hành động cần thiết để sưởi ấm cơ thể cũng như tình cảm gia đình. Thế nhưng chỉ nên làm việc này khi cho con bú và ru ngủ. Thời gian còn lại, mẹ có thể đặt con trong nôi hoặc giường. Nếu trẻ sơ sinh khóc đòi bế, đừng vội thực hiện ngay yêu cầu đó của bé. Thay vào đó cha mẹ có thể chơi đùa, trò chuyện cùng con.

– Cho con ngủ nôi: Ngủ nôi giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn so với ngủ cùng cha mẹ. Vì vậy, bạn có thể để con tự lập ngoài nôi (hạn chế cho trẻ nằm võng) khi bé được 6 – 8 tuần tuổi, thậm chí sớm hơn. Khi trẻ bắt đầu lim dim, mẹ có thể đặt con vào nôi, nhưng nên hạn chế rung lắc vì nó vừa không tốt cho sức khỏe, lại vừa tạo thói quen xấu cho trẻ sau này (nếu không rung lắc sẽ không ngủ).

trẻ sơ sinh đòi bế
Cho con ngủ nôi từ nhỏ giúp bé ngoan và tự lập hơn

Trong trường hợp của chị Tú Anh, vì cháu bé đã hình thành thói quen nên cần một thời gian nhất định để sửa đổi. Bây giờ bạn nên bớt bế ẵm bé, trong một vài ngày đầu bé chắc chắn sẽ quấy khóc rất nhiều, nhưng bạn hãy cứng rắn một chút để bé biết rằng bé sẽ phải dần tập quen với điều đó.

Về phía bà nội, bạn có thể khéo léo giải thích để bà hiểu, hoặc cũng có thể nhờ chồng mình nói đỡ vài câu để bà thôi quở trách.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Nguồn: Mabio.vn

    Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn